Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng rất nhiều tới trạng thái tinh thần của người bệnh nên cần có cách điều trị sớm và kịp thời.

Rối loạn hoảng sợ là một dạng bệnh lý tâm thần. Nó khiến bạn gần như gắn bó với phòng cấp cứu, đi cáp cứu cứ như đi chợ. Bởi bạn có những triệu chứng như khó thở, hồi hộp, run rẩy, chóng mặt khiến bạn lo sợ tột độ. Bạn nghĩ rằng mình cần đi viện cấp cứu ngay nếu không sẽ chết mất. Tuy nhiên, khi tới phòng cấp cứu thì mọi dấu hiệu lại tự nhiên biến mất dù bác sĩ còn chưa dùng thuốc gì. 

rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ là căn bệnh tâm lý. Ảnh minh họa

Khi bị bệnh này, người bệnh có các dấu hiệu như tim đập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, run rẩy, hụt hơi, cảm giác nghẹt cổ họng, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, mất thăng bằng, ngất...

Rối loạn hoảng sợ có gây nguy hiểm?

Thống kê do Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH) cho thấy: Có tới hơn 2,7% dân số Mỹ trưởng thành có triệu chứng bệnh này mỗi năm. Trong đó có tới 44,8% người bị bệnh nghiêm trọng. Đây là một vấn đề tâm lý nên nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần.

Căn bệnh này khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái lo âu. Bởi, chúng ta không thể biết được các triệu chứng sẽ tới lúc nào. Một số người thậm chí còn né tránh hoàn toàn những nơi đông người, họ sống tách biệt với thế giới xung quanh. Việc này nhằm ngăn chặn hành vi quá mức kiểm soát của bản thân, sợ sẽ ảnh hưởng đến người khác. 

Rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm không

Rối loạn hoảng sợ có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Ảnh minh họa

Chẳng hạn, nếu đang tham gia giao thông, người bệnh đột nhiên thấy hoảng loạn. Khi đó, không chỉ bản thân người đó gặp nguy hiểm mà còn gây hại cho những người khác.

Tùy thuộc vào mức độ mà bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Song, nhìn chung nó đều ảnh hưởng xấu tới đời sống tinh thần lẫn công việc và sức khỏe thể chất của mỗi người. Ở người trường thành, nó có thể là rào cản khiến bệnh nhân khó tìm đươc công việc thích hợp.

Vì vậy, khi có những triệu chứng bất thường thì bệnh nhân nên đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. 

Bài viết liên quan: Căn bệnh lạ khiến HLV Park Hang Seo 2 lần nhập viện nguy hiểm thế nào: BS nói có 2 triệu chứng

Bị rối loạn hoảng sợ điều trị thế nào?

Những người bị bệnh này sẽ được làm một số chẩn đoán thông qua trả lời câu hỏi, đo điện tâm đồ, xét nghiệm máu, khám tổng quát . Việc này nhằm có thể xác định chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có cách điều trị thích hợp.

Điều trị chứng rối loạn hoảng sợ không phải ngày một ngày 2 là xong. Nó đòi hỏi cả một quá trình dài. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ. 

1. Điều trị bằng thuốc

Hầu hết người macws bệnh này đều được chỉ định sử dụng thuốc trong ít nhất 6 tháng. Đây là những loại thuốc có tác dụng kiểm soát triệu chứng, cảm xúc và hành vi hoảng loạn bất thường. Khi đã ổn định, bác sĩ sẽ giảm dần lượng thuốc cho tới khi tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn. Trong quá trình này, người bệnh cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh cũng như hiệu quả của thuốc. 

điều trị rối loạn hoảng sợ

Người bệnh nên được điều trị sớm. Ảnh minh họa

Việc điều trị bệnh này rất lâu, có thể lên tới 30 tháng nếu mướn loại bỏ hoàn toàn triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có hướng sử dụng thuốc khác nhau. Vì vậy, bác sĩ sẽ tùy tình hình mà kê loại thuốc tương thích. Có người dùng loại này thì sớm khỏe lại nhưng cũng có những người thì cần liều cao hơn. 

Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều. Bởi, một số loại thuốc có thể gây nghiện, không thích hợp dùng lâu dài. Đồng thời, bệnh nhân cũng không nên tự ý kết hợp hay sử dụng thuốc linh tinh. Bởi, nó có thể đẫn tới tác dụng phụ nguy hiểm.

2. Điều trị tâm lý

Rối loạn hoảng sợ là một dạng bệnh về tâm thần. Do đó, việc dùng thuốc chỉ có thể kiểm soát tạm thời chứ không trị tận gốc được. Vì vậy, người bệnh cần được kết hợp cả điều trị tâm lý thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh. 

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện các bài kiểm tra về sức khỏe tâm thần và trò chuyện với họ. Việc này nhằm tìm ra nỗi hoảng sợ - nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp thường được dùng để kết hợp trị liệu gồm:

  • Phương pháp phơi nhiễm: Cho người bệnh đối diện với nỗi sợ một cách trực tiếp. Khi đó, bệnh nhân sẽ giảm dần cảm giác căng thẳng và hoảng loạn quá mức khi nỗi sợ tới gần. 
  • Phương pháp nhận thức - hành vi: Đây là cách giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ và định hướng tích cực hơn. Điều này nhằm đảm bảo người bệnh kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc. 
  • Tâm lý Psychodynamic: Đây là phương pháp giúp nâng cao nhận thức hành vi của bệnh nhân. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp cùng với cách điều tra tâm lý. Từ đó có thể xác định và ngăn ngừa phản ứng quá khích có thể xuất hiện.

Bài viết liên quan: Rối loạn hoảng sợ

Theo các bác sĩ, so với dùng thuốc thì liệu pháp tâm lý mang tới hiệu quả tốt. Hơn nữa, nó cũng an toàn và không khiến người bệnh bị phụ thuốc. Đây cũng là phương pháp điều trị thích hợp cho cả nam lẫn nữ, từ trẻ tới già. Song, bạn cần lựa chọn bác sĩ, chuyên gia uy tín để việc điều trị chứng rối loạn hoảng sợ đạt kết quả khả quan nhé.

Bài viết xem thêm: 

Cô gái 27 tuổi bị rối loạn lo âu vì bố mẹ liên tục giục cưới

Trầm cảm là gì? Ai dễ mắc bệnh trầm cảm