Nguyên nhân mất ngủ rất đa dạng. Nó có thể liên quan tới thói quen trong cuộc sống hàng ngày, môi trường sống...

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến năng suất lao động giảm, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, nó tác động rất xấu tới tình trạng sức khỏe. Vậy nguyên nhân mất ngủ gồm những yếu tố nào?

nguyên nhân mất ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Ảnh minh họa

Bạn cần phải tìm hiểu rõ điều gì đã ảnh hưởng tới giấc ngủ. Bởi, chỉ có khi tìm ra nguyên nhân thì mới có biện pháp khắc phục thích hợp. 

Nguyên nhân mất ngủ: Mất ngủ là gì?

Ngủ là thời gian nghỉ ngơi của cơ thể. Nó cũng đồng thời là cách tốt nhất để lục phủ ngũ tạng hồi phục, sửa chữa những tổn thương trong suốt 1 ngày hoạt động. Nếu bị mất ngủ sẽ rất nguy hiểm, thậm chí đã có trường hợp tử vong vì mất ngủ thường xuyên rồi đấy.  Vậy, mất ngủ là gì?

Mất ngủ là trạng thái giấc ngủ bị rối loạn. Đây là bệnh phổ biến ngày nay với biểu hiện: Ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, dậy rất sớm, khi tỉnh giấc rồi rất khó để đi vào giấc ngủ lần nữa, luôn thấy mệt mỏi sau khi ngủ dậy.

Các chuyên gia nhận định: Người trưởng thành cần ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Đồng thời, giấc ngủ phải được đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian, ngủ đủ sâu và có cảm giác sảng khoái, dễ chịu sau khi thức giấc.

nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng nhiều tơi cuộc sống. Ảnh minh họa

Mất ngủ có thể xảy ra ở cả người trẻ lẫn người già. Nó do nhiều yếu tố gây nên. Nếu thường xuyên bị mất ngủ, bạn cần cân nhắc tới những cách điều trị mất ngủ. Bởi, nếu không thì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Chẳng hạn, bạn không ngủ nên cơ quan nội tạng không tiến hành đào thải độc tố và sửa chữa được. Vì vậy, nó sẽ tổn thương ngày một nặng hơn. Cuối cùng thì dẫn tới bệnh tật đầy mình, thậm chí còn có thể mắc ung thư.

Bạn cần biết: Bị mất ngủ đến rạc cả người, các mẹ cứ lấy nắm đậu xanh nấu lên ăn sẽ hết: Ngủ ngon để trẻ đẹp đón Tết

Những nguyên nhân mất ngủ thường thấy

Mất ngủ có 2 dạng là cấp tính và mãn tính. Bệnh này do nhiều yếu tố gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ thường gặp.

1. Căng thẳng và lo lắng

Tình trạng căng thẳng và lo lắng về công việc, học tập, cuộc sống hàng ngày... có thể khiến tâm trí bạn hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Hoặc khi bạn phải trải qua biến cố như mất đi người thân, ly hôn, mất việc cũng gây ra trạng thái căng thẳng và lo lắng kéo dài. Những điều này nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ.

2. Phiền muộn

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ. Lý do là vì căn bệnh này dẫn tới tình trạng mất cân bằng hóa học trong náo. Từ đó ảnh hưởng tới mô hình giấc ngủ.

Bên cạnh đó, khi bạn đau khổ, phiền muộn hoặc sợ hãi cũng có thể trở thành yếu tố khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Không chỉ thế, mất ngủ có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực. Những vấn đề tinh thần này đều rất nguy hiểm.

3. Sự thay đổi hormone

Phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân liên quan tới sự thay đổi hàm lượng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh làm tăng khả năng bị mất ngủ.

Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt estrogen có thể góp phần làm tăng tình trạng mất ngủ ở nữ giới. Đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Vì vậy, khi có dấu hiệu thiếu hụt estrogen, chị em cần lưu ý.

4. Tuổi tác

Tình trạng mất ngủ sẽ tăng lên theo tuổi tác. Bởi, người càng nhiều tuổi thì càng hay gặp khó khăn trong vấn đề giấc ngủ. Họ rất khó để ngủ 8 tiếng/ngày như người trẻ.

Nguyên nhân mất ngủ kéo dài

Tuổi tác làm tăng nguy cơ bị mất ngủ. Ảnh minh họa

Vì vậy, các chuyên gia giấc ngủ khuyến cáo: Người cao tuổi nên dành thời gian ngủ trưa để bù đắp lại thời gian ngủ thiếu hụt vào buổi tối. Ước tính, có gần một nửa nam giới và nữ giới trên 60 tuổi bị mất ngủ.

5. Dùng thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn mà bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc cũng có thể gây mất ngủ. Chúng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống mất ngủ, thuốc giảm cân, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim và huyết áp...

6. Chất kích thích

Sử dụng những loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước ngọt, nước tăng lực... cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mất ngủ. Bởi, caffeine trong đó sẽ làm tăng sự tỉnh táo nên nếu uống sau 4 giờ chiều, bạn rất khó có thể ngủ được vào buổi tối.

7. Một số vấn đề sức khỏe khác

Khi gặp một số vấn đề về sức khỏe, chúng cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Chẳng hạn như tình trạng đau mãn tính, khó thở, bệnh tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ, viêm khớp, béo phì, ung thư, trào ngược dạ dày thực quản...

Một nghiên cứu đã chứng minh: Rối loạn giấc ngủ có liên quan mật thiết tới bệnh béo phì. Những người trưởng thành có thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm thì nguy cơ bị béo phì là 33%. Trong khi đó, nếu ngủ được 7 - 8 tiếng/đêm thì nguy cơ này giảm còn 22%. Điều này được các chuyên gia nhận thấy ở cả nam lẫn nữ trong mọi độ tuổi.

8. Rối loạn giấc ngủ

Tình trạng giấc ngủ do hội chứng chân không yên gây ra. Nó được mô tả là cảm giác kiến bò ở phần dưới chân và chỉ khi chúng ta cử động mới thuyên giảm. 

Bên cạnh đó, chứng ngưng thở khi ngủ với đặc trưng là tiếng ngáy to, hơi thở ngừng lại trong thời gian ngắn cũng dẫn tới rối loạn giấc ngủ.

9. Sự thay đổi môi trường sống

Bạn đi công tác, đi du lịch cũng khiến nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi. Đây là chu kỳ sinh hóa, sinh lý ảnh hưởng tới việc ngủ của cơ thể. 

Bạn cần biết: Sau 40t mất ngủ liên miên, vật vờ cả đêm: Cứ đặt củ màu trắng dưới gối sẽ ngủ ngon như lúc trẻ

Nói tóm lại, nguyên nhân mất ngủ có rất nhiều, không phải chỉ gói gọn trong 1 hay 2 vấn đề. Do đó, khi tình trạng mất ngủ xuất hiện và kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm.

Tin liên quan: 

Dứt điểm tình trạng thao thức mất ngủ suốt đêm nhờ quả chuối xanh giá rẻ bèo: Mẹ tôi đã thử rồi

Chấm dứt tình trạng thao thức vì mất ngủ kinh niên nhờ món tim lợn hầm ngải cứu: Mẹ tôi ăn cứ tâm đắc mãi