Thói quen, lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản mà nhiều người không để ý. Mình chia sẻ lại câu chuyện dưới đây để chị em rút kinh nghiệm nhé

Vợ chồng chị hàng xóm nhà mình cưới cũng gần 4 năm rồi mà chưa có con. Tầm 3 năm đầu thì hai vợ chồng cũng không để ý lắm vì đang mải làm trả nợ gì ý, bà con cô bác giục cũng kệ. Cơ mà sau đó nợ trả hết rồi mà mãi vẫn chưa thấy bầu bí gì nên mới lôi nhau đi khám.

Hóa ra chị vợ bị vô sinh đó mọi người, thấy bảo do tại ngày xưa sinh viên yêu nhau sống thử nên có dùng nhiều thuốc tránh thai ý. Với cả, chị ý còn bảo có đi phá 2 lần vì trót bầu với người yêu cũ nhưng nhà đó không cưới nên sợ bố mẹ phải phá. Chị ý lâu nay hay sang nhà mình ngồi tâm sự bảo giá mà ngày xưa không dại dột thì bây giờ đã không khó thế rồi. Mình thấy bảo giờ đang đi cấy, mà thụ tinh mấy lần rồi vẫn chưa được, đúng là khổ ghê.

hình ảnh

Thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản

Mình thấy trên báo người ta cũng bảo nạo phá thai với dùng thuốc tránh thai nhiều cũng có nguy cơ bị vô sinh ấy. Mà giờ mình thấy nhiều bạn trẻ cũng hay làm thế này lắm, các mẹ cứ thử vào mấy hội nhóm dành cho sinh viên, các bạn trẻ ý, đầy ra.

>> Xem thêmKinh nghiệm dễ thụ thai cho các mẹ

Các bệnh và các thói quen sống ảnh hưởng tới khả năng sinh sản nữ giới

+ Bị viêm vòi trứng khó có con hơn

Viêm vòi trứng do các loại vi khuẩn lây qua đường sinh dục gây ra. Khi đi vào cơ thể, chúng khiến vòi trứng bị nhiễm khuẩn, cản trở đường đi của trứng vào tử cung. Do đó, những người dễ mắc viêm vòi trứng thì ít khả năng có thai.

hình ảnh

Phụ nữ hiện đại khó có con do viêm nhiễm

+ Viêm phụ khoa ở phụ nữ có gây hiếm muộn

Viêm nhiễm phụ khoa là yếu tố gây vô siinh hàng đầu ở phụ nữ. Người bị viêm nhiễm phụ khoa thường ra nhiều huyết trắng, viêm âm đạo, có nhiều khí hư, bị viêm loét tử cung, viêm cổ tử cung. Những bệnh này nếu không điều trị sớm và kịp thời sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nữ giới.

+ Bị rối loạn nội tiết và hormone khiến phụ nữ giảm khả năng sinh sản

Người bị rối loạn nội tiết và hormone thường dễ bị lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng… lâu dần dẫn tới vô sinh.

hình ảnh

Nhiều bệnh khiến phụ nữ khó có con hơn

+ Xuất hiện khối u trong tử cung ảnh hưởng tới việc thụ thai

Khi tử cung xuất hiện những khối u sẽ khiến cổ tử cung bị thay đổi hình dạng. Đồng thời, tử cung cũng bị đẩy lên làm giảm khả năng thụ thai. Do đó, những người mà bị khối u ở tử cung thì hầu như không thể tự thụ thai.

>> Có thể bạn quan tâmBệnh viêm phụ khoa không khó chữa (kinh nghiệm bản thân)

+ Rối loạn rụng trứng khiến chị em khó khăn hơn trong quá trình thụ thai

Vô sinh do rối loạn rụng trứng chiếm từ 20 – 40% ở nữ giới. Những người bị bệnh này thì quá trình rụng trứng diễn ra không đồng đều, có khi 3 – 4 tháng mới rụng 1 lần.

hình ảnh

Thay đổi lối sống lành mạnh giúp phụ nữ tăng khả năng sinh sản

+ Thói quen uống cà phê, ăn chay khiến phụ nữ giảm khả năng làm mẹ

Thói quen ăn chay, uống cà phê cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Các chuyên gia đã chứng minh, phụ nữ nếu mỗi ngày đều uống 1 ly cà phê sẽ làm giảm khả năng sinh sản. Còn nếu ăn chay, cơ thể sẽ không có đủ các chất dinh dưỡng nên cũng không có khả năng thụ thai được.

+ Quá béo hoặc quá gầy cũng có thể ảnh hưởng khả năng sinh sản

Cân nặng cơ thể cũng là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh vô sinh ở nữ giới. Bởi, khi cơ thể thiếu hoặc thừa cân sẽ gây rối loạn chức năng nội tiết.

hình ảnh

Có nhiều phương pháp giúp phụ nữ hiếm muộn có con

+ Phá thai là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc có con của phụ nữ

Các ca phẫu thuật nạo, phá thai thường để lại sẹo nên sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Ngay cả khi tinh trùng đã làm tổ ở buồng trứng thì việc thụ thai cũng rất khó diễn ra.

Ngoài ra, việc phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng và tuổi tác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản của chị em đấy.

Làm sao để cải thiện khả năng sinh sản ở nữ giới

Vô sinh ở nữ giới hiện nay có thể điều trị được bằng một số phương pháp như:

+ Muốn tăng khả năng sinh sản cần duy trì chế độ ăn uống

Phụ nữ nếu bị vô sinh thì nên chăm bổ sung thực phẩm giàu vitamin, axit béo, axit folic… sẽ có lợi cho việc phục hồi sức khỏe sinh sản.

hình ảnh

Y học hiện đại giúp chị em có nhiều lựa chọn chữa trị hơn

+ Phụ nữ có bệnh dẫn tới khó có con có thể can thiệp y khoa bằng phương pháp phẫu thuật:

Bác sĩ sẽ dùng phẫu thuật bóc tách u xơ tử cung, phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa các dị dạng sinh dục, phẫu thuật loại bỏ tổ chức lạc nội mạc tử cung…

+ Chị em hiếm muộn có thể dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản:

Một số phương pháp đang được dùng hiện nay là thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào trứng…

Xem thêm các đề tài liên quan:

>>  9 cách thụ thai nhanh và hiệu quả nhất, cặp đôi đang mong con nên biết

>>  6 thay đổi trên cơ thể nữ giới cho thấy tử cung đang bị lạnh, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

>> Khả năng thụ thai ở tuổi 20, 30, 40, 50 để mẹ cân nhắc kế hoạch sinh con phù hợp và an toàn