Một loại bệnh lý mãn tính hiện nay không chỉ người cao tuổi mà còn rất nhiều người trung niên, người trẻ cũng gặp phải, đó chính là viêm khớp dạng thấp.

Tuy là bệnh lý khá phổ biến, nhưng thực tế một số người ngay cả khi đã là bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân cũng như sự phát triển của căn bệnh này. Vậy nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp là gì, từng giai đoạn bệnh sẽ biểu hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ cho bạn hiểu.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm khớp dạng thấp

Khi tình trạng viêm xảy ra ở nhiều các khớp xương trên người, thì đó chính là tín hiệu đầu tiên của viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh mạn tính mà nguyên nhân được cho là do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên (lúc này, hệ miễn dịch đã 'nhầm lẫn' và tự nó tấn công các mô trong cơ thể). Quá trình này làm ảnh hưởng tới các niêm mạc khớp, khiến người bệnh cảm thấy đau, sưng tấy. Càng về sau, bệnh càng tiến triển nặng dẫn tới các hệ xương khớp bị tấn công nhiều, cơn đau tăng lên. Cuối cùng là xói mòn xương, biến dạng khớp có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Còn lý do vì sao khiến hệ miễn dịch bị rối loạn thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra. Giả thiết phổ biến tạm thời là do yếu tố di truyền, cụ thể là một số gen di truyền có thể khiến bạn dễ bị tác động từ môi trường ngoài như vi rút, vi khuẩn, từ đó làm khởi phát tình trạng viêm khớp dạng thấp.

nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Ai cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp, ảnh minh họa

Theo thống kê cho thấy, cứ mỗi 100 người trưởng thành thì có khoảng từ 1- 5 người mắc chứng viêm khớp dạng thấp, tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, bệnh nhân thường nằm trong khoảng độ tuổi 20 đến 40. 

>> Xem thêm: Chữa viêm khớp dạng thấp... ở đâu được các mẹ ơi???

Các giai đoạn bệnh của viêm khớp dạng thấp

Cũng như các bệnh khác, nếu không được điều trị đúng cách, viêm khớp dạng thấp cũng phát triển dần theo hướng ngày càng nặng lên theo thời gian. Cụ thể là các tổn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh bị đau và khó chịu nhiều hơn. Sự phát triển của bệnh này được thể hiện qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu:

Lúc này, hệ miễn dịch mới bắt đầu bị rối loạn, chưa tấn công nhiều đến niêm mạc khớp nên người bệnh mới chỉ bị viêm nhẹ trên khớp. Cảm giác bắt đầu đau, sưng khớp nhưng còn ít, thưa thớt. Chình vì vậy, nên nhiều người thường không chú ý.

Giai đoạn hai

Đến giai đoạn 2, sự tấn công của hệ miễn dịch đến các khớp nhiều lên và bắt đầu gây ra những hậu quả đáng kể cho hệ xương khớp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Nữ bị viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam, ảnh minh họa

Người bệnh sẽ thấy tình trạng viêm lan rộng, đau tăng lên, các khớp bị thu hẹp dần do sụn mất đi, tuy nhiên vẫn chưa biểu hiện đến biến dạng khớp.

Giai đoạn ba

Bắt đầu đến giai đoạn nặng của viêm khớp dạng thấp. Lúc này, sụn khớp đã bị mất đi khá nhiều khiến các khớp đau dữ dội. Người bệnh sẽ thấy rõ ràng tình trạng đau sưng khớp ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày như đi đứng, vận động luôn cảm thấy khớp bị cứng, sưng tấy và cảm giác rất đau.

Ở nhiều trường hợp, viêm khớp dạng thấp tới giai đoạn này sẽ gây mệt mỏi nghiêm trọng, cả cơ thể bị suy nhược, thậm chí thấy teo cơ và bắt đầu xuất hiện các nốt sần gây dị dạng khớp.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy tình trạng viêm khớp có xu hướng giảm đi, cụ thể là đỡ đau hơn giai đoạn trước đó. Tuy nhiên lúc này, hệ xương khớp đã bị tấn công nghiệm trọng và ở trong tình trạng 'không thể phục hồi', các khớp bắt đầu biến dạng nghiêm trọng hơn và có thể dừng chức năng hoạt động. 

>> Xem thêm: Đã có ai chữa Viêm khớp dạng thấp bằng cách Châm cứu bằng Ong ở bên Tây Mỗ chưa ạ??

Tóm lại, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc người bệnh phát hiện sớm và có những biện pháp ngay từ đầu là vô cùng quan trọng để tình trạng bệnh không nặng lên, gây đau đớn, khó điều trị. 

các giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Nên chữa sớm khi bị viêm khớp dạng thấp, ảnh minh họa

Đặc biệt, nếu ai đang bị viêm khớp dạng thấp thì cần đi khám thường xuyên, theo sát các chỉ định và liều dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng các biện pháp dân gian, truyền miệng thiếu cơ sở khoa học gây ảnh hưởng tới các chứ năng khác trong cơ thể. Hơn nữa, cũng cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh.

Chúc tất cả mọi người luôn có nhiều sức khỏe

Có thể bạn quan tâm:

>> Mẹ em bị đau nhức xương khớp đến mất ngủ, nên uống thuốc gì?

>> Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp