Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm là câu hỏi nhiều mẹ lo lắng bởi con thường có dấu hiệu sưng phồng, mẩn đỏ sau khi tiêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó. 

Sau khi đi tiêm về, trẻ thường bị sốt cao đồng thời có hiện tượng sưng, đỏ ở vị trí tiêm. Vì thế, nhiều mẹ thắc mắc, có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ để giúp con hạ sốt, giảm sưng hay không. Để hiểu rõ hơn về việc dùng miếng hạ sốt mẹ hay tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm của trẻ hay không? 

Miếng dán hạ sốt vốn dĩ rất được các mẹ tin dùng, vì thế nếu mẹ băn khoăn rằng có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm hay không thì câu trả lời là không nhé. Bởi việc dán miếng hạ sốt lên vùng da vừa tiêm cho con có thế gây ra ra một số biến chứng như:

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm


Ảnh: drpapie

  • Cản trở tuần hoàn tại nơi tiêm: Khi dán miếng hạ sốt vào vị trí tiêm, các mạch máu tại nơi đó sẽ bị chèn ép khiến vết tiêm lâu lành hơn. Thậm chí có thể dẫn tới tình trạng hoại tử tại vị trí tiêm.
  • Có thể gây nhiễm trùng: Trong một vài trường hợp, việc dán miếng hạ sốt sẽ làm vùng vừa tiêm bị bí hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn tới nhiễm trùng.
  • Cản trở việc vệ sinh: Khi vết tiêm không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, đồng thời gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều dẫn đến tổn thương.

Bên cạnh thắc mắc có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm mẹ cũng không nên làm theo các “mẹo” không rõ nguồn gốc như: xoa dầu, đắp chanh, khoai tây vào nơi tiêm bởi có thể gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ chỉ 5 sai lầm khi hạ sốt cho trẻ mẹ nào cũng mắc

Cần làm gì với vết tiêm của trẻ: 

Sau khi đã biết có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm, thì thay vì cứ bịt kính nơi tiêm của con, mẹ nên để vết tiêm được thông thoáng và vệ sinh vị trí tiêm hàng ngày cho trẻ.


Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Sát khuẩn tay sạch để loại bỏ vi khuẩn, tránh vi khuẩn từ tay mẹ truyền vào vết thương của bé. Nên sử dụng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn.
  • Chuẩn bị 1 thau nước muối loãng và khăn mềm.
  • Nhúng khăn vào nước muối, vắt nhẹ rồi lau vết thương cho bé.
  • Mẹ nên dùng nước muối sinh lý thay vì tự pha. Vì nước muối tự pha có thể quá đặc khiến vết tiêm tổn thương còn quá loãng sẽ không có tác dụng.

Miếng dán hạ sốt được sử dụng khi nào?

Miếng dán hạ sốt có công dụng tản nhiệt, làm giảm cơn sốt theo cơ chế hấp thụ và phấn tán nhiên ở vùng da tiếp xúc, vì thế khi dùng sẽ mang đến cảm giác mát lạnh, dễ chịu cho con. Tuy nhiên miếng dán hạ sốt cũng có những vấn đề sau:

Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm


Ảnh: drpapie

  • Khả năng làm mát không duy trì được lâu. Không có tác dụng làm mát toàn thân
  • Vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay thế thuốc.
  • Chỉ nên dùng khi trẻ sốt từ 38- 38.5 độ C, vị trí hiệu quả khi dán là 2 bên nách và 2 bên bẹn.

Bài viết trên đã có thể giải đáp thắc mắc có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ hay không cùng những lưu ý cho trẻ sau khi tiêm. Hy vọng đã giúp mẹ phần nào thấy yên tâm hơn và có thêm nhiều kiến thức trong quá trình chăm con nhé. 

Nguồn tham khảo: benhvienphuongdong

Xem thêm bài viết liên quan: 

8 miếng dán hạ sốt dùng được cho trẻ em và người lớn giúp giảm nhiệt nhanh chóng

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì dán miếng hạ sốt được?

7 xịt chống muỗi cho trẻ em an toàn, lành tính bảo vệ con khỏi côn trùng hiệu quả

Có nên dùng miếng dán hạ sốt để giảm nhiệt cho trẻ?