Nghẹn ngào người con trai cùng bị nhiễm dịch bệnh như bố và đã không thể nhìn mặt ông lần cuối. Đến khi khỏi bệnh, anh mới hay tin mình mồ côi từ một tháng trước. 

Dịch bệnh gây nên nhiều cảnh tang tóc đau buồn, nhất là những cuộc ra đi không thể nhìn mặt người thân lần cuối. Để hạn chế lây nhiễm, người bệnh thường được an táng nhanh chóng. Câu chuyện gia đình có 4 người nhiễm, và người bố qua đời đã lấy đi nước mắt của nhiều người.

hình ảnh

3 du học sinh người Việt trốn cách ly ra công viên dạo 5 tiếng, khôn lỏi dối cả cảnh sát

Người con trai 34 tuổi bắt đầu lên cơn sốt 39 độ vào cuối tháng 1 vừa qua. Ba ngày sau đó, bố của anh cũng có biểu hiện tương tự. Sau đó, họ được chuyển đến các bệnh viện chữa trị. Lúc này, người con trai không đi cùng bố và từ đó cũng đứt liên lạc với ông. 

Cũng vì điều này, khi người bố 68 tuổi không qua khỏi nguy kịch và qua đời trên đường đến bệnh viện mà con trai không hề hay biết. Trong thời gian điều trị bệnh, dù có chút lờ mờ nhưng anh vẫn cố nuôi hy vọng, rằng bố sẽ điều trị khỏi bệnh, khỏe mạnh như trước đây. Thậm chí, khi người mẹ tiêu hủy quần áo của bố cũng nói rằng để tránh lây nhiễm, tuyệt nhiên không nhắc đến tình trạng của bố anh. 

hình ảnh


(Ảnh: news zing)

Đến tháng 3, Wu Di - tên của người con trai - mới điều trị dứt bệnh và được xuất viện. Lúc này, mọi người trong nhà mới lựa lời thông báo với anh biết chuyện bố đã mất vì dịch bệnh. Dĩ nhiên, dù đã lờ mờ trước đó nhưng anh vẫn không kìm nổi đau buồn. Gắng gượng không khóc, anh quỳ lạy trước ngôi mộ của bố như nói lời tiễn biệt ông. 

Anh không lường trước lần gặp mặt cuối cùng, còn nhìn thấy bố lại chẳng thể chuẩn bị tâm lý sẽ vĩnh viễn âm dương cách biệt như vậy. Cả gia đình còn chưa trải qua mùa Tết vui vầy bên nhau mà giờ đã nằm yên dưới lớp mồ. Anh cũng nghẹn ngào cho biết bố chưa kịp tận hưởng nhiều điều vui vẻ đã phải ra đi đột ngột đến vậy. 

“Sống trong nghèo khó lâu, ông ấy luôn có tính tiết kiệm. Dẫu vậy, ông ấy luôn cố gắng chu toàn cho gia đình không thiếu thốn thứ gì. Cha tôi cũng là người nấu ăn, mua nhu yếu phẩm cho gia đình hàng ngày”, người con trai nghẹn ngào nhắc nhớ những kỷ niệm về bố. 

Vì là con trai nên mọi đau đớn được Wu Di khéo che đậy nhưng khi thấy anh quỳ bên mộ bố, nhắc những kỷ niệm về ông với lời lẽ xót xa cũng đủ khiến nhiều người bật khóc. Cuộc sống quá mong manh, khó ai lường trước ngày mai sẽ ra sao nên lắm lúc chưa kịp nói lời tiễn biệt. 

hình ảnh


(Ảnh: news zing)

Dịch bệnh bùng phát và kéo theo những hệ lụy đau buồn, những cuộc ra đi trong âm thầm và cô độc vì người thân không thể kề cận như bình thường. Có một câu nói thấm thía giữa lúc này, rằng chúng ta hãy đối xử với người thân như thể hôm nay là ngày cuối cùng trên cõi đời. Ngụ ý của câu này là muốn nhắc nhở mọi người hãy luôn yêu thương, trân trọng và tránh làm điều tổn thương nhau. Để có lỡ ra đi đột ngột thì cũng an lòng, không có day dứt hoặc hối hận vì đã trót sai lầm. 

Người con cũng không trách móc gia đình vì giấu chuyện bố qua đời với anh, suy cho cùng làm vậy cũng để anh yên tâm điều trị bệnh sớm lành. May mắn là anh có người vợ tâm lý bên cạnh, ra sức an ủi để Wu Di vượt qua giai đoạn khó khăn này trong đời. Người ở lại vẫn phải sống tiếp và có nhiệm vụ sống thay phần người đã khuất”, đó là lời an ủi của người vợ dành cho Wu Di. 

Nghe có vẻ đơn giản nhưng lời của người vợ rất thấm thía, chúng ta không thể thay đổi số mệnh, không thể quay về quá khứ để làm khác đi nên đành chấp nhận quy luật sinh tử và tập hướng bản thân suy nghĩ chuyện tương lai, thay vì giam mình trong đau buồn, mất mát ở quá khứ. Đó cũng là cách giúp cho người ra đi được thanh thản, nhẹ nhàng. 

Nguồn tham khảo: news zing