Khi dịch bệnh do virus Covid-19 bùng phát, các bác sĩ và nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch luôn đối diện nhiều rủi ro. Có khi họ chứng kiến cái c. hết nhưng họ cũng thấm thía biết đâu rồi cũng đến mình vì virus không chừa một ai. 

Tính đến thời điểm 3.4, cả thế giới đã ghi nhận có 1 triệu ca nhiễm virus Covid-19 và riêng ở Mỹ đã có hơn 200 nghìn bệnh nhân. Một con số thống kê không lấy gì vui vẻ hay an tâm cho lắm vì nó cho biết chúng ta đang bước vào giai đoạn đối đầu với virus đầu căng thẳng. 

hình ảnh

Nhiễm Covid-19, nữ tiếp viên hàng không người Việt tình nguyện thử thuốc: 'Đáp ơn' bác sĩ

Số bệnh nhân tăng mỗi ngày kéo theo đội ngũ y bác sĩ làm việc quần quật, nhất là tại Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng nên có khi bác sĩ phải làm việc 80 -100 giờ/tuần. Câu chuyện về một nữ bác sĩ gây mê sẽ ít nhiều hé lộ đời sống đầy biến động của những người khoác áo blouse trắng trong lúc này. 

Michelle Au đang làm việc ở Atlanta (bang Georgia, Mỹ). Cô là bác sĩ gây mê nên có nhiệm vụ đặt nội khí quản cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 có chuyển biến nặng. Để thực hiện điều này, bác sĩ phải kề sát miệng người bệnh và dĩ nhiên trong tình cảnh lúc này là cực kỳ rủi ro. Rất có thể bệnh nhân sẽ hắt hơi, ho hay nước bọt dính vào và mang theo virus cho bác sĩ. Dù có phương tiện bảo hộ nhưng cũng không ai đảm bảo 100% sẽ miễn nhiễm. 

Tôi cảm nhận được từng khoảnh khắc đang trôi qua lúc đó. 10 giây. 20 giây. 30 giây. Tôi cảm thấy như mình bị phơi nhiễm phóng xạ vậy”, tâm sự của nữ bác sĩ gây mê. 

hình ảnh

Biết rằng trách nhiệm của bác sĩ là cứu người, là không thể sợ hãi lây nhiễm để thoái thác nhưng đằng sau họ vẫn còn gia đình, còn con nhỏ. Phía trước là bệnh nhân nguy kịch, sau lưng là người thân - phải nói bất kì y bác sĩ nào cũng bị đặt vào tình thế rất ngặt nghèo. 

Lường trước những rủi ro sau khi trở về từ bệnh viện nhưng nhiều tuần qua bác sĩ Michelle không thể ôm ấp hay ngủ cùng các con. Cô buộc ngủ qua đêm ở tầng hầm, còn chồng ngủ cùng con trong phòng ngủ vì “trong chúng tôi phải có một người khỏe mạnh”.

Cô và chồng cũng ngồi lại với nhau, lên danh sách những ai có thể giúp họ chăm sóc con cái nếu chẳng may họ có mệnh hệ gì. Cuộc sống vô thường, nhất là giữa lúc dịch bệnh thì các y bác sĩ tiếp xúc gần với bệnh nhân nên càng tiềm ẩn nguy cơ hơn. 

hình ảnh


(Ảnh: VOV)

Tương tự như nữ bác sĩ Michelle, nữ bác sĩ sản phụ - Marshall - ở Los angeles đã viết ra tất cả những gì quan trọng như bảo hiểm nhân thọ và khuyết tật, thế chấp, khoản vay tự động và nhiều chi tiết trong đời vì sợ rằng cái chết sẽ ập đến bất ngờ do Covid-19.

Tôi chợt nhận ra rằng nếu mình xảy ra điều gì bất trắc thì cuộc đời tôi sẽ khép lại trong trí nhớ của mình. Vì vậy, tôi đã viết ra hết những điều quan trọng như bảo hiểm nhân thọ và khuyết tật, thế chấp, khoản vay tự động và những chi tiết trong cuộc đời. Nếu ai đó giúp tôi sau khi qua đời, chí ít họ cũng có vài thông tin cơ bản”.

Bác sĩ Marshall cũng hối thúc các đồng nghiệp của mình lập di chúc. “Chúng tôi biết điều gì sắp xảy ra. Đã có rất nhiều người chết ở đây và các nhân viên y tế là một phần trong số đó”, bác sĩ Marshall nói.

hình ảnh


(Ảnh: Tổ quốc)

Nghĩ mà chua xót vô cùng. Họ là những người ở tuyến đầu chống dịch, vừa cứu chữa bệnh nhân nhưng cũng ngấm ngầm nhìn thấy cái chết như màn sương dập dềnh, lơ lửng trên đầu và có thể đổ ập bất cứ lúc nào. Tuy vậy y bác sĩ đã gạt những nỗi sợ, hoặc cất lại thật sâu để mỗi ngày căng mình đối diện với dịch bệnh. Có nhiều bác sĩ đã về hưu nhưng vẫn tình nguyện quay lại bệnh viện cứu chữa bệnh nhân. Hay ở Việt Nam, nhiều y bác sĩ không thể về nhà thăm vợ con mà chỉ nhìn từ xa, vẫy tay thay cho cái ôm và thâu đêm suốt sáng thực hiện trọng trách thiêng liêng. 

Nếu hỏi có sợ chết không, có lẽ những y bác sĩ sẽ “Không”. Chết là điều tất yếu, nó tồn tại song song sự sống nên thay vì sợ hãi thì hãy sống một đời đầy ý nghĩa, trọn vẹn. Nhưng điều họ lo sợ chính là vợ/chồng, con cái, cha mẹ già ở nhà. Y bác sĩ có thể can đảm bước vào tuyến đầu chống dịch, tiếp xúc gần bệnh nhân nhưng họ cũng biết yếu lòng khi nghĩ đến người thân lúc này. 

Bởi thế, khi bước ra khỏi trận đại dịch lần này, ít nhất mỗi người hãy sống thật tử tế và đặc biệt phải mang ơn những “anh hùng” áo trắng đã cứu giúp, chữa trị con người khỏi bệnh tật.

Nguồn tham khảo: saostar, Tổng hợp