Cuộc đời mỗi con người, không thể tránh khỏi quy luật khắc nghiệt của cuộc sống, gồm: sinh, lão, bệnh, tử. Còn trẻ thì nai lưng chăm sóc con cái, đến lúc về già lại phải cố gắng xoay sở để không chết trong cô đơn. Ngẫm mà đau đớn!

Như câu chuyện của cụ Han (85 tuổi), sống tại Thiên Tân, Trung Quốc dù đang khỏe mạnh nhưng vẫn tự tay viết tờ rơi rồi đi dán khắp thành phố để tìm người đồng ý nhận nuôi và chăm sóc mình trong những ngày cuối đời.

Trong tờ rơi, cụ Han hứa cụ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, có thể nấu ăn, đi chợ và chăm sóc bản thân mình. Được biết, cụ Han có 2 người con trai, nhưng con trai đầu định cư tại Canada từ năm 2003, con trai thứ làm bác sĩ ở tỉnh xa, rất ít khi tới thăm cha.

Giận cha, con trai tỷ phú tuyên bố không lấy vợ: Đến tuổi 47 lại cố sinh con tranh gia tài

hình ảnh

Cụ ông tìm người nuôi dưỡng đã sống một mình trong suốt 33 năm qua. Mỗi tháng, cụ Han nhận được khoản lương hưu 6.000 NDT. Những người già như cụ Han thường cần tình cảm và sự ấm áp từ gia đình. Trong cuộc phỏng vấn với báo chí địa phương, cụ Han nói đã có ý định này khi nghe một câu chuyện tương tự cách đây vài năm và được con trai ủng hộ.

Đã có nhiều cuộc gọi đến nhưng hầu hết đều bày tỏ sự cảm thông tới ông chứ không có ý định nhận nuôi. Cụ Han từng ở một số viện dưỡng lão. Dù ở đó có cơm ăn, có người chăm sóc nhưng cụ ông vẫn không muốn sống quãng đời còn lại ở đó.

Câu chuyện về cụ ông dán tờ rơi tìm người nuôi dưỡng nhanh chóng được lan truyền khắp trang mạng xã hội. Có người hy vọng ông sớm tìm được người nhận nuôi và con trai ông sẽ sớm thức tỉnh để bớt chút thời gian chăm sóc cha già.

Cũng có người nhanh chóng hỏi cách thức để liên lạc với ông và muốn được chăm sóc ông. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thanh niên bày tỏ: “Tôi sẽ không bao giờ để bố mẹ tôi gặp phải cảnh này”.

hình ảnh

Cụ ông tự tay dán tời rơi tìm người nuôi dưỡng (Ảnh: Saostar)

Buồn, rất buồn, và cực kỳ buồn - một câu chuyện không mới nhưng vẫn đủ để chúng ta cảm thấy chua chát cho cuộc đời. Hỡi ôi, ngán ngẩm cho 2 người con trai lành lặn, khỏe mạnh, có sự nghiệp thành đạt như thế là nhờ một tay người cha gồng gánh bao năm.

Để rồi gần cuối đời, họ không quay về chăm sóc cụ ông, lại còn ‘mặt dày’ ủng hộ cha mình đi tìm một người xa lạ, nhờ họ nuôi dưỡng. Vậy thì máu thịt để làm gì, ruột rà để làm gì? Con cái mà con thua người dưng là sự thật đây sao?

Cụ ông có con trai vẫn tìm người nuôi dưỡng, thật sự đáng thương quá, cam kết không bệnh tật, cam kết có tiền bạc, chỉ mong ai đó hãy cho mình chút tình thương, gợi lên hơi ấm không khí gia đình.

Vậy thì các con cụ ơi, đời này có nhân quả rõ lắm, hôm nay họ bỏ rơi cha mẹ của mình thì tương lai, con cái cũng sẽ đối xử với họ y hệt vậy thôi. Hãy chờ mà xem, rồi có ngày họ sẽ đi dán tờ rơi và ngẫm lại cảnh cha mình ngày xưa, một cụ già như đứa trẻ bị bỏ rơi, lang thang trong vô định.

hình ảnh

(Ảnh: Saostar)

Chợt nhớ trước đây, cũng có câu chuyện về cụ ông người Trung Quốc luôn sống đơn côi một mình từ sau khi vợ mất. Bầu bạn và tâm sự cùng cụ mỗi ngày chỉ có người giúp việc. Chính vì vậy, cụ quyết định để lại tài sản của mình cho cô gái không cùng dòng máu.

Theo đó, cụ ông Jia Laobo, gần 80 tuổi mang đến một tập hồ sơ bất động sản đã công chứng, tặng một nửa ngôi nhà cho người giúp việc của mình. Ông Jia chia sẻ, khi vợ còn sống 6 năm trước, hầu như mọi việc chăm sóc, ăn uống, thuốc thang, vệ sinh cho hai vợ chồng đều do người giúp việc đảm đương.

 Vợ mất, người giúp việc này vẫn tiếp tục chăm sóc ông tận tụy, tốt hơn nhiều những đứa con của ông. Hai con của ông hiếm khi về thăm cha, hoặc viện cớ bận rộn. Giờ ông Jia chỉ có ngôi nhà 60m2, trị giá 1,2 triệu tệ (4,1 tỷ đồng) là tài sản duy nhất còn đáng giá.

Thế đấy, đời này có những câu chuyện chát đắng mà xã hội chẳng thể nào can thiệp, chẳng thể nào giúp đỡ, chỉ biết chép miệng tiếc nuối và căm phẫn những kẻ bất hiếu.

hình ảnh

Hình minh họa (Ảnh: Sohu)

Đồng ý rằng ai cũng phải có cuộc sống riêng, đôi lúc vì mưu sinh và sự nghiệp không thể bỏ, họ phải sống xa cha mẹ, không có nhiều điều kiện để trực tiếp bên cạnh chăm lo cho phụ mẫu hằng ngày. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phó mặc mẹ cha cho người xa lạ.

Nguồn tham khảo: Saostar