Bức thư tuyệt mệnh của người mẹ già gửi 4 con trai khiến ai nấy chua xót, thấm thía những đau đớn mà bà đã âm thầm chịu đựng.

Mọi người cũng thường truyền nhau câu nói có phần ngậm ngùi: “‘Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày” nhằm nói đến công ơn của mẹ cha lại đổi về thái độ lạnh nhạt, tính toán của các con khi trưởng thành. Câu chuyện mẹ già viết thư để lại cho 4 con trai trước khi mất sẽ càng là ví dụ thấm thía cho điều này. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa phải: toutiao.huayuncc.com)

Sợ chăm mẹ già phiền, con trai cả lén mang nhốt ở hang sâu suốt 5 ngày: May nhờ con dâu cứu

Theo phần đầu lá thư, người mẹ 80 tuổi cho biết đã sinh 4 con trai và có 8 người cháu. Tưởng chừng đó là một gia đình đầm ấm, con cháu quây quần hiếu thảo bên mẹ cha. Nhưng không. Người mẹ bắt đầu nhận thấy các con đối xử lạnh nhạt từ ngày chồng của bà qua đời. 

Ban đầu, bà nghĩ rằng các con sẽ đến đón bà về sống chung sau khi cha của chúng mất. “2 tháng đã trôi qua mà không một ai trong số các con đón mẹ về. Trái tim của mẹ lạnh lẽo như đóng băng vì mẹ biết các con sẽ không bao giờ có ý định đó”. 

Bà cũng dành những lời trách móc các con đã tỏ thái độ không kính trọng mẹ già, các con cứ tạt đến rồi lại hối hả đi chẳng một câu thưa gửi thăm hỏi. “Khi đến, các con không chào hỏi gì và lúc đi cũng chẳng nói với mẹ một câu nào. Nó giống như là các con đang vào khách sạn và đi lướt qua một bà già xa lạ vậy”. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa: weibo)

Cay đắng và thương xót nhất là khi bà không còn minh mẫn do tuổi già ập đến, tất cả các người con đều lần lượt bỏ về khi trời tối. Tự bà phải xoay sở trong cô độc vào mỗi đêm và chẳng còn trông cậy gì vào các con. Ngày nhỏ, con có bị sốt thì mẹ chẳng ngại ngần thức trắng để chăm. Đến khi về già, mẹ lại loay hoay trong căn nhà cô đơn đến rợn người. 

Rồi bà giấu các con về căn bệnh tim của mình và thực ra cũng không biết phải nói thế nào. Vì trước 4 con trai vô tâm, có nói ra cũng chỉ khiến bà thêm tủi thân vì chúng chẳng ngó ngàng. Người đời thường bảo, nhà sinh con trai là có phúc có phần nhưng thực tế là cũng tùy. Vì gái hay trai cũng đều là con và tình cảm hiếu thảo đối với mẹ già không dựa vào giới tính để đánh giá. Sinh con trai mà vô tâm, còn con gái lại biết lo nghĩ mẹ cha khi về già thì liệu điều nào tốt hơn? 

“Mấy ngày trước, mẹ mơ thấy cha các con. Ông ấy nhìn mẹ cười và nói: "Bà đi với tôi nhé! Bà sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa". Tỉnh dậy, mẹ nhìn thấy những ngôi sao bên ngoài cửa sổ, thấy mặt trăng tròn và lớn. Mẹ đã mơ thấy cha các con, mơ thấy rằng ông ấy sẽ đón mẹ đi vào một đêm tuyệt đẹp như thế”. 

Đọc đến đây mà nghẹn ngào. Dĩ nhiên không ai có thể thoát khỏi quy luật sinh tử ở đời, nhưng sâu xa trong lời chia sẻ của người mẹ chính là việc ra đi sẽ giúp bà cảm thấy an ủi, nhẹ nhàng hơn. Khi thực tế cuộc sống quá khắc nghiệt, đã thế thêm tuổi già ốm yếu cô độc càng khiến người mẹ 80 tuổi chỉ càng nghĩ nhiều hơn về cái chết. Vài ngày sau, bà qua đời trong cô độc. Nằm trên giường, tay bà nắm chặt tấm hình chụp với chồng, tuyệt nhiên không có 4 đứa con trai, và ra đi.

hình ảnh(Ảnh minh họa: sohu)

Lời lẽ trong lá thư tuyệt mệnh của mẹ già gửi 4 con trai vừa có chút trách móc, ngậm ngùi, cám cảnh cho tình trạng của bản thân. Chẳng có mẹ cha nào ghét bỏ con cái, chỉ là tận cùng của việc cảm thấy bị bỏ rơi thì họ bật lên tiếng chua chát. Còn nhớ một nhân vật người mẹ trong tiểu thuyết “Người trộm bóng” của Marc Levy từng ghét cay ghét đắng và nguyền rủa các con vô tâm, không đến thăm hỏi bà. Thế nhưng đằng sau lời lẽ cay nghiệt của bà là nỗi cô đơn, là tình cảm của người mẹ dành cho con nhưng chỉ nhận về sự lạnh nhạt, không được quây quần bên cháu con. 

Hay có câu chuyện người con trai lén đem mẹ già nhốt vào hang sâu vì sợ chăm sóc phiền phức. Nghe những chuyện này sao mà ngậm ngùi, thấy thấm thía cái câu “mười con không nuôi nổi một mẹ già”. 

Nghe chuyện lá thư tuyệt mệnh của mẹ già gửi 4 con trai không phải chỉ nhận ra góc khuất xấu xí của những đứa con bất hiếu, mà nhìn chuyện người để tự dặn mình phải sống hiếu thuận, phụng dưỡng mẹ cha khi về già. Đó là bổn phận, là đạo hiếu ở đời.

Nguồn tham khảo: VNE