Mẹ có thể rất phấn khích, thực sự mệt mỏi và thậm chí là một chút sốt ruột khi em bé sắp chào đời khi thai 36 tuần.

Giai đoạn này, nếu đầu của em bé thai 36 tuần bắt đầu lọt vào khoang chậu, mẹ có thể cảm thấy áp lực phía dưới nhiều hơn. Điều này có thể khá khó chịu vì mẹ sẽ cần đi vệ sinh thường xuyên hơn. Tin tốt là khi em bé di chuyển xuống dưới, mẹ sẽ dễ thở hơn một chút. Còn chưa đầy một tháng nữa là gặp con rồi mẹ nhỉ. Dưới đây là những điều mẹ cần biết để sẵn sàng khi em bé đến.

Sự phát triển thai nhi 36 tuần

Thai 36 tuần là bao nhiêu tháng?

mang thai 36 tuần

Một số bà bầu có thể sẽ sinh luôn trong tuần này

Nếu bạn mang thai được 36 tuần thì bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Chỉ còn một vài tuần nữa thôi, chiếc bụng nặng nề sẽ biến mất và biết đâu mẹ sẽ nhớ cảm giác này.

Em bé lúc này dài khoảng 47,4cm từ đầu đến gót chân. Thai 36 tuần nặng bao nhiêu? Câu trả lời là lúc này em bé nặng khoảng 2,6kg. Thai nhi có kích thước gần bằng một cây xà lách romaine và trọng lượng của một con gà tây nhỏ.

Em bé của tôi lớn bao nhiêu ở tuần thứ 36?

Thai 36 tuần phát triển như thế nào? Lúc này, phổi của bé có thể đã đủ trưởng thành để thở bên ngoài bụng mẹ mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào

Sự tăng trưởng sẽ chậm lại trong những tuần tới, vì nếu em bé quá to thì không thể ra ngoài theo ngả sinh thường. Điều mẹ cần làm bây giờ là tích trữ tất cả năng lượng cần thiết cho việc sinh nở.

Khi bạn mang thai được 36 tuần,  xương sọ của bé vẫn chưa hợp nhất với nhau nên đầu có thể dễ dàng di chuyển qua ống sinh. Hộp sọ của bé không phải là cấu trúc mềm duy nhất trong cơ thể bé nhỏ của bé. Hầu hết xương và sụn cũng khá mềm, cho phép hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Nhưng đừng lo lắng - chúng sẽ cứng lại trong vài năm đầu đời.

Ở tuần 36, nhiều hệ thống của bé đã khá trưởng thành, ít nhất là trong điều kiện chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Ví dụ, tuần hoàn máu đã được hoàn thiện và hệ thống miễn dịch của em bé đã phát triển, đủ để bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng bên ngoài tử cung.

Tuy nhiên, một số bộ phận khác vẫn cần một vài lần hoàn thiện. Ví dụ như hệ thống tiêu hóa. Nó thực sự sẽ không hoàn toàn trưởng thành cho đến một lúc nào đó sau khi sinh. Lý do là vì bên trong cái kén thai nhỏ bé của mình, em bé dựa vào dây rốn để lấy dinh dưỡng, có nghĩa là hệ tiêu hóa dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoạt động. Sẽ mất một hoặc hai năm đầu tiên để hoàn thiện.

Cơ thể của mẹ ở tuần 36

Chào mừng đến với tháng cuối cùng của thai kỳ, cảm giác sắp tới đích ắt hẳn đầy phấn khích và lo lắng.Và điều đó đặc biệt quan trọng khi em bé đang hoàn thiện. Vậy thai 36 tuần đã sinh được chưa, cậu trả lời là dù sinh non nhưng các bộ phận của em bé đã khá đầy đủ, trừ phổi. Em bé đã phát triển khá lớn vào thời điểm này - cần phải vừa với xương chậu, vì vậy thật tốt khi cảm thấy các khớp linh hoạt hơn trong giai đoạn này. Đó là cách cơ thể mẹ sẵn sàng để ép một đứa trẻ lớn ra khỏi một không gian nhỏ.

Triệu chứng thai kỳ tuần 36

mang bầu 36 tuần

Mẹ có cảm giác bụng mình to ra và trì xuống

  • Đau vùng xương chậu

Nhược điểm của tất cả sự linh hoạt khớp là đau vùng chậu. Thêm áp lực từ đầu của em bé ngày càng lún sâu vào khung chậu và tử cung nặng hơn trì xuống. Không có gì lạ khi các bà mẹ than rằng càng vào những tháng cuối thì càng vào nhà vệ sinh liên tục hơn.

Để giảm bớt cảm giác khó chịu, hãy thư giãn với việc nâng cao hông, tập một số  bài tập vùng chậu, tắm nước ấm, chườm ấm, mát-xa trước khi sinh từ chuyên gia trị liệu. Một chiếc địu đỡ bụng cũng khá hữu ích.

  • Hít thở sâu và dễ dàng

Rốt cuộc cũng có một vài tia sáng cuối đường hầm. Khi  em bé lọt vào khoang chậu - và hãy nhớ rằng không phải tất cả các em bé đều tụt xuống trước khi bắt đầu chuyển dạ - áp lực của tử cung lên cơ hoành sẽ giảm bớt. Mẹ sẽ có thể hít thở sâu hơn và thoải mái hơn.

  • Giảm sự thèm ăn

Bây giờ em bé đang chiếm quá nhiều chỗ, mẹ có thể gặp khó khăn khi ăn một bữa ăn bình thường. Nên ăn các bữa ăn nhỏ và chia thành nhiều bữa trong ngày.

Lời khuyên dành cho bà bầu thai 36 tuần

hình ảnh

Một trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp

  • Đừng quên đếm thai máy

Đừng lo lắng nếu chuyển động của bé đã thay đổi từ những cú đá hoặc đâm mạnh sang những cú va chạm mạnh. Em bé xinh xắn của bạn bây giờ có ít chỗ cho các liệu pháp tĩnh tâm hơn.

Tuy nhiên, mẹ vẫn nên  theo dõi các chuyển động của bé hàng ngày. Nếu không thấy em bé chuyển động, hãy thử nhấm nháp đồ uống có đường hoặc ăn một bữa ăn nhẹ và sau đó xem bé có chuyển động hay không. Nhớ gọi cho bác sĩ nếu có sự thay đổi về tần số chuyển động của thai nhi hoặc sự thay đổi bất thường trong kiểu chuyển động của em bé.

  • Tìm hiểu về nút nhầy khi chuyển dạ

Hãy chuẩn bị để mất nút nhầy, trông giống như dịch đặc,  màu vàng có lẫn máu. Nó có thể xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Không cần lo lắng nếu dịch nhầy của bạn bong ra nhiều trước ngày dự sinh, đó là điều hoàn toàn bình thường.Và em bé của bạn vẫn an toàn ngay cả khi nút nhầy bong ra. Trên thực tế, cơ thể bạn tiếp tục tạo ra chất nhầy cổ tử cung để ngăn ngừa nhiễm trùng, có nghĩa là em bé vẫn được “niêm phong” chặt chẽ. Vì vậy, bạn có thể đi lại hoạt động, đi tắm và tiếp tục công việc của mình như bình thường.

  • Bổ sung nhiều B6

Vitamin B6 giúp cơ thể bạn và em bé sử dụng tất cả lượng protein để thực hiện công việc xây dựng tế bào của nó. Hãy nghĩ theo cách này: Nếu protein là viên gạch thì B6 là vữa. Và B6 đóng một vai trò đặc biệt lớn đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của bé.

B6 có trong các loại thực phẩm bổ dưỡng trước khi sinh như chuối, bơ, mầm lúa mì, gạo lứt, cám, đậu nành, bột yến mạch, khoai tây, cà chua, rau bina, dưa hấu và thịt.

  • Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

Có ba giai đoạn chuyển dạ: sớm, chủ động và chuyển tiếp. Giai đoạn đầu tiên của những giai đoạn này thường là lâu nhất. Rất may, nó cũng ít dữ dội nhất. Nó có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần, thường không có bất kỳ cơn co thắt đáng chú ý hoặc khó chịu nào. Mẹ cũng nên chú ý thai 36 tuần gò nhiều hay không nhé.

Giai đoạn thứ hai, hoặc chuyển dạ tích cực, thường kéo dài vài giờ. Lúc này, bạn có thể đang ở bệnh viện hoặc trung tâm đỡ đẻ, và các cơn co thắt của bạn sẽ trở nên mạnh hơn và lâu hơn (kéo dài khoảng 40 đến 60 giây).

Giai đoạn thứ ba và cuối cùng được gọi là chuyển dạ, và nó có xu hướng là giai đoạn căng thẳng nhất. Nó cũng là ngắn nhất, thường kéo dài từ 15 phút đến một giờ.

Em bé sắp đến khi mẹ mang thai 36 tuần và kể cả khi em bé chào đời trong nay mai thì cũng hãy yên tâm nhé, bé hoàn toàn khỏe mạnh nếu phải ra ngoài trong giai đoạn này. Mẹ cũng sẽ thắc mắc thai 36 tuần ăn gì để con tăng cân, nên nhớ rằng càng về cuối thì cân nặng của thai nhi càng tăng nhanh nên lên cân lúc này không phải là điều quan trọng nhất. Điều cần thiết bây giờ là thư giãn, nghe nhạc thai giáo, chuẩn bị giỏ đồ đi sinh bởi vì em bé có thể đang cảm thấy quá chật chội trong bụng mẹ đấy.

Xem thêm bài gốc tại:

https://www.thebump.com/pregnancy-week-by-week/36-weeks-pregnant

https://www.healthline.com/health/pregnancy/36-weeks-pregnant

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng, có 5 nguyên tắc cần nhớ

Thai 39 tuần, những dấu hiệu mẹ cần lưu ý để chạy viện gấp

Có bầu không nên ăn gì, 11 thực phẩm mẹ tránh càng xa con càng khỏe