Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đúng và đủ sẽ giúp thai nhi có khởi đầu khỏe mạnh, mẹ cũng vượt cạn dễ dàng hơn.

Khi mang thai, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là chế độ dinh dưỡng khi bầu bì. Nếu ăn uống đúng, đủ và khoa học, mẹ bầu có thể yên tâm về sự phát triển  khỏe mạnh của bé yêu trong bụng. Càng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, cả mẹ và bé sẽ càng nhận được nhiều lợi ích.

Tại sao cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu?

Đảm bảo cho cả mẹ và và thai nhi luôn khỏe mạnh

Sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong thời kỳ thai nghén, và một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ chăm chút được điều này một cách tốt hơn. Đối với người bình thường, chế độ ăn đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe mỗi ngày thì với các mẹ bầu, điều này còn quan trọng hơn vì giai đoạn này, chị em đang phải nuôi thêm em bé ở trong bụng.

che-do-dinh-duong-lanh-manh-cho-ba-bau-1

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé

Em bé phát triển mỗi ngày đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng con cần sẽ càng tăng nhiều hơn. Khi mẹ ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất, con được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quý giá phục vụ cho quá trình phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần qua từng giai đoạn. Nói tóm lại, chỉ cần mẹ chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý trong thai kỳ, cả sức khỏe người mẹ và em bé sẽ được đảm bảo, không bị mệt mỏi, căng thẳng, suy dinh dưỡng hay chậm phát triển,…

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến những rủi ro về biến chứng thai kỳ. Ví dụ như thiếu vitamin C dễ khiến mẹ tăng nguy cơ mắc chứng tiền sản giật, cũng dễ ốm vặt hơn, thiếu axit folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi,…

Giúp mẹ bầu trải qua thai kỳ dễ chịu, thoải mái hơn

Trong giai đoạn mang thai, do sự thay đổi mạnh mẽ của hormone nên mẹ bầu rất dễ bị mệt mỏi, ốm nghén, tức ngực, giãn tĩnh mạch, đau nhức, táo bón, chuột rút,… Dù đây là điều đa phần các mẹ bầu đều sẽ phải trải qua nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học khi mang thai sẽ giúp chị em giảm thiểu được tối đa những cảm giác khó chịu này.

che-do-dinh-duong-lanh-manh-cho-ba-bau-2

Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học

Cung cấp đủ các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa tình trạng táo bón, trĩ,… khi mang thai, bổ sung vitamin 6 đầy đủ hỗ trợ mẹ bầu cảm thấy dễ chịu, không còn buồn nôn và nôn quá nhiều nữa, cung cấp đủ tinh bột giúp mẹ khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và không còn mệt mỏi,…. Đây là những ví dụ điển hình về tác động của dưỡng chất giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tối đa các vấn đề có thể xảy đến trong 9 tháng thai kỳ.

Hỗ trợ quá trình sinh con thuận lợi hơn

Theo các chuyên gia, thai phụ có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, sở hữu sức khỏe tốt sẽ phòng ngừa tối đa được nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, khi chuyển dạ và vượt cạn, mẹ sẽ cần đến rất nhiều sức lực để thành công đưa con ra ngoài. Lúc này, việc cung cấp đủ dinh dưỡng giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vững vàng để vượt qua quá trình chuyển dạ một cách thuận lợi và suôn sẻ hơn rất nhiều.

Phục hồi sau sinh nhanh chóng

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé trong giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của phụ nữ trong giai đoạn sau sinh. Khi đảm bảo mình luôn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể trong giai đoạn trước đó, mẹ có thể yên tâm vì quá trình hồi phục sau sinh sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Khi vượt cạn, cơ thể mất nhiều sức lực và sẽ cần nhiều thời gian để trở về bình thường như trước. Hãy duy trì một thực đơn ăn uống đủ chất trước, trong thai kỳ và cả sau khi sinh con con mẹ nhé.

5 nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mẹ cần ghi nhớ

1. Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất

Để phục vụ cho sức khỏe bản thân cũng như giúp con yêu phát triển khỏe mạnh, đạt chuẩn qua từng giai đoạn, mẹ bầu sẽ cần chú ý đặc biệt đến việc bổ sung dưỡng chất. Thông thường, dưỡng chất được cung cấp qua chế độ ăn thường ngày, nhưng với một số người, chế độ ăn bình thường không đáp ứng đủ hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết, lúc này, mẹ có thể sẽ phải nhờ cậy đến sự trợ giúp của các loại thuốc bổ sung.

che-do-dinh-duong-lanh-manh-cho-ba-bau-3

Quan tâm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết

Việc bổ sung vitamin cần thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và kéo dài suốt cả thai kỳ, một số loại dưỡng chất, vitamin đặc biệt quan trọng có thể kể đến như canxi, sắt, Omega-3, axit folic,... Mẹ bầu nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn bổ sung dưỡng chất như thế nào là hợp lý vì cơ địa, sức khỏe mỗi người sẽ có sự khác biệt.

Bên cạnh đó, mẹ còn cần duy trì luôn luôn một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Mẹ bầu có thể không cần ăn quá nhiều về số lượng, nhưng cần phải đảm bảo chất lượng, mỗi bữa ăn phải có đủ các nhóm chất chính như đạm, béo, bột đường, vitamin, ăn đa dạng các loại thực phẩm, uống nhiều nước, đừng quên bổ sung nhiều trái cây, rau xanh,… sẽ giúp ích rất nhiều cho thai kỳ của mẹ.

2. Tăng cân dần theo từng cột mốc

Nhiều người chỉ cần biết tin mang thai đã cố tăng khẩu phần ăn, ăn thật nhiều vì sợ con trong bụng không có đủ dinh dưỡng. Điều này thực sự không cần thiết và còn có thể gây hại cho thai kỳ. Ăn quá nhiều, không kiểm soát chất lượng thức ăn có thể khiến mẹ bị tăng cân mất kiểm soát kéo theo những hệ lụy khôn lường như thừa cân khó sinh, tiểu đường thai kỳ,…

Mẹ bầu cần tăng cân đúng chuẩn để đảm bảo em bé trong bụng đang phát triển khỏe mạnh, nhưng cũng đừng vì thế mà quá nôn nóng để cân nặng tăng mất kiểm soát. Thông thường trong 3 tháng đầu, mẹ sẽ tăng khoảng 300g – 1,5kg, trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, mỗi tuần số cân nặng sẽ tăng đều 300gr, những tháng cuối mức độ tăng có thể nhanh hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ cũng sẽ được bác sĩ yêu cầu nên tăng cân nhiều hơn hoặc ít hơn chuẩn này, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng trước khi mang thai của mẹ.

3. Tránh những thực phẩm có hại

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, mẹ bầu cũng nên  chú ý tránh xa những thực phẩm có hại. Một số thực phẩm mẹ cần hạn chế trong những tháng đầu vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của con có thể kể đến như rau răm, thơm, đu đủ non, nước dừa,…

che-do-dinh-duong-lanh-manh-cho-ba-bau-4

Mẹ bầu cần tăng cường các thực phẩm tốt, tránh xa các thực phẩm có hại

Ngoài ra, chị em khi mang thai cũng cần tránh xa các loại thực phẩm sống hay tái, phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, thức ăn quá nhiều đường, chất béo,… Bên cạnh đó, các loại rượu bia, đồ uống nhiều cồn, cafein, đồ uống có ga,… cũng nằm trong nhóm thực phẩm không tốt và mẹ bầu cần hạn chế tối đa.

4. Không ăn kiêng

Một số mẹ bầu lo lắng cho sức khỏe của con, hoặc e ngại việc tăng cân quá mức sẽ khó về lại dáng như cũ nên quyết định ăn kiêng ngay cả trong giai đoạn mang thai. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Ăn kiêng ảnh hưởng đến các dưỡng chất, vitamin nạp vào cơ thể, từ đó có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu khiến mẹ cảm thấy xuống sức mệt mỏi, em bé lại dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, chậm phát triển,…

5. Chia nhỏ bữa ăn

Để nguồn dinh dưỡng được trải đều trong ngày, và mẹ cũng không có cảm giác ngán ăn, hãy thử chia nhỏ khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa trong ngày. Thông thường, mẹ bầu cần tuân thủ số lượng 3 bữa chính, 1 – 2 bữa phụ mỗi ngày để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho mình và thai nhi. Những sự thay đổi của hormone có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, để cải thiện tình trạng này, mẹ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Việc chia nhỏ bữa ăn vừa giúp mẹ kiểm soát được khẩu phần ăn trong ngày tốt hơn, vừa giúp hạn chế các cảm giác khó chịu như ốm nghén, buồn nôn,… Một lưu ý là mẹ hãy nhớ chọn lựa những loại thực phẩm lành mạnh cho bữa phụ, hạn chế tối đa các loại thức ăn vặt nhiều đường, gia vị,… sẽ không tốt cho sức khỏe đâu nhé.

Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thử thách với chị em phụ nữ. Để con phát triển khỏe mạnh, mẹ vượt cạn thuận lợi, dễ dàng, việc chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đúng và đủ là điều thực sự quan trọng và cần thiết.

Xem thêm bài viết liên quan:

Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ

Các loại thực phẩm giàu sắt hàng đầu cho mẹ bầu và thai nhi

Top 7 thực phẩm giàu Omega-3, mẹ bầu càng ăn con càng thông minh