Lúc em mang thai được 7 tháng, đi khám bác sĩ nói ngôi thai ngược. Cái này em từng nghe rồi nên lo lắm. Trước, trong họ nhà em cũng có một chị ngôi thai ngược mà sinh con ra chết ngạt. Sau đó chị còn bị xuất huyết tử cung nữa rồi cũng đi luôn với con sau vài ngày. Chuyện đó trong họ nhà em ai cũng biết.



Mẹ em nói do thời đó điều kiện y tế không được như bây giờ nên mới có chuyện. Còn giờ thì siêu âm, khám thai đủ kiểu chẳng phải lo. Nói vậy thôi chứ làm sao mà không lo cho được. Bác sĩ nói em bị dư ối, con 30 tuần mà nặng tới 1550gr, dài 42cm, hơi to.



Em về nhà, cứ nghĩ đi nghĩ mãi cũng chả hiểu làm sao mà con mình lại bị ngôi thai ngược. Thế là lại bảo chồng đèo lên hỏi bác sĩ. Bác í nói nguyên nhân khiến ngôi thai không thuận chủ yếu là do kích thước thai và kích thước tử cung và thường là:



Đa thai: Đa thai làm nước ối nhiều, trong khi đó phạm vi hoạt động của thai nhi trong tử cung quá nhỏ, làm cho tư thế thai không thể nằm ở ngôi thuận.


Dây rốn quá ngắn: Thai nhi không nhận đủ dinh dưỡng truyền qua dây rốn khiến thai chậm phát triển và hoạt động kém


Nước ối của mẹ quá nhiều: Thai nhi càng tự do hoạt động sẽ càng làm tư thế thai trở nên lỏng lẻo.


Thành bụng bà bầu lỏng lẻo: Thành bụng yếu sẽ làm cơ bụng không thể trở thành cột trụ cho tử cung và khiến thai không thể ổn định vị trí.


Tử cung bị dị tật: Điều này sẽ làm không gian trong bụng tử cung bị ảnh hưởng.


Xương chậu hẹp và thai to: Điều này sẽ làm cho đầu thai không thể có được vị trí thuận nhất.


Sau khi nghe bác giải thích xong, em biết mình nằm trong trường hợp nào rồi. Sau đó, em nghe lời bác, về nhà nghỉ ngơi 1 tuần. Không ngờ trong tuần đó, có một bác là em họ của mẹ chồng em qua chơi. Bác nghe mẹ chồng em than mới mách nước cho. Em theo lời bác làm suốt 1 tuần, sau đó tái khám lại thì đúng là thai về lại ngôi thuận. Em mừng hết sức, cảm ơn bác chẳng kịp.



Cách đó đơn giản lắm các mẹ ạ!



- Trước tiên, mẹ nằm ở tư thế quỳ gối, nới dây lưng quần lỏng ra hoặc mang váy cho tiện. Sau đó quỳ lên giường, kê ngực lên một chiếc gối cao, co hai tay lên trên. Phần đầu nằm nghiêng về một phía. Giữ tư thế sao cho tay và đùi làm thành một đường thẳng.



- Mỗi ngày mẹ thực hành 2-3 lần; mỗi lần 10-15 phút. Một đợt tập kéo dài trong khoảng 1 tuần. Sau đó đi khám thai lại.



webtretho



Đây là cách giúp mẹ làm thai nhi thay đổi trọng tâm. Cách này rất hiệu quả, lại không xâm lấn, không can thiệp bên ngoài gây nguy hiểm cho thai nhi. Chính vì vậy, mẹ có thể áp dụng tại nhà mà không phải sợ gì cả.:)



Nếu mẹ không an tâm, có thể tìm đến các bác sĩ Đông y để châm cứu huyệt đạo. Cách này bác sĩ sẽ châm từ trên xuống đến huyệt âm (chấm nhỏ bên ngoài đoạn ngón chân út). Tùy theo liệu trình mỗi bác đưa ra mà theo châm cứu cho đến khi thai đổi ngôi. Thông thường là mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 15 phút, 5 lần một liệu trình, sau 1 tuần kiểm tra lại.



Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đến các bệnh viện để được bác sĩ làm thủ thuật xoay ngôi theo chuyên môn. Tuy nhiên, các mẹ nên cẩn thận trong việc chọn bệnh viện vì để phương pháp này thành công và an toàn phải cần đến kỹ thuật chuyên nghiệp và tay nghề bác sĩ. Hơn nữa, phải là thai trên 30 tuần mới có thể làm thủ thuật xoay ngôi được nhé!


Đó là những cách xoay ngôi thai ngược mà em biết. Mẹ thử tham khảo để con trở lại ngôi thuận nhé! Nếu không, để con sinh ngôi ngược thì rủi ro trong phòng sinh sẽ cao hơn hoặc mẹ không còn cách nào khác ngoài sinh mổ đâu ạ!



Các mẹ xem thêm các bài viết hướng dẫn xoay ngôi thai hiệu quả tại đây nhé!:



Ngôi thai ngược cuối thai kỳ, em đã làm cách này thai quay đầu trở lại, sinh đẻ chẳng phải lo


"Thai bao nhiêu tuần xoay sẽ xoay đầu theo ngôi thuận?", câu trả lời mẹ nào cũng đang hóng đây


Các động tác đơn giản giúp mẹ tự xoay ngôi thai tại nhà