Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng thường gặp và do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải. Song, không phải ai cũng để tâm tới vấn đề này. Bởi, trên thực tế, các triệu chứng khi bị táo bón ở giai đoạn này không quá trầm trọng nên chị em hay chủ quan. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, dù không nghiêm trọng nhưng nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

tao bon khi mang thai 3 thang dau

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng nhiều thai phụ gặp phải. Ảnh minh họa

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là vì sao?

Nhiều chị em không hiểu sao khi mang thai trong giai đoạn đầu này lại cứ bị táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhiều yếu tố gây ra. Cụ thể:

Do sự thay đổi nội tiết tố

Lúc mới mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone progesterone. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột cũng như quá trình đào thải chất thải ra bên ngoài. Vì thế, chị em dễ gặp tình trạng táo bón.

Ít vận động

Khác với 3 tháng cuối của thai kỳ, ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, mọi thứ còn lỏng lẻo. Do đó, chị em hay được khuyên là hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng táo bón khi mang thai.

Chế độ dinh dưỡng

Rất nhiều thai phụ bị nghén ngẩm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng lúc này bị thay đổi, thai phụ chỉ ăn những thứ bản thân có thể ăn. Việc chỉ ăn được một số loại nhất định hoặc không ăn được gì khiến lượng chất xơ trong cơ thể bị thiếu hụt. Điều đó dẫn tới tình trạng nhu động ruột kém hoạt động. Chính vì thế, quá trình đẩy chất thải ra ngoài bị ảnh hưởng và gây ra táo bón.

Bổ sung vi chất không đúng cách

Ở giai đoạn này, mẹ bầu thường phải bổ sung sắt và canxi để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt. Song, không phải lúc nào cơ thể cũng hấp thụ hết vi chất này được. Hơn nữa, để hấp thụ hết thì cơ thể còn cần lượng nước lớn. Trong khi đó, tình trạng nghén khiến nhiều mẹ bầu không muốn ăn uống gì.

Khi các vi chất này không được hấp thụ thì sẽ phải đào thải ra bên ngoài. Việc này dẫn tới tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu hoặc trong suốt thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

tao bon khi mang thai 3 thang dau 2

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai 3 tháng đầu rất nhiều. Ảnh minh họa

Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu bị táo bón ở giai đoạn đầu này không đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.

Đặc biệt, nếu không điều trị, táo bón có thể là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả như:

  • Sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, thậm chí là sảy thai…
  • Bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn…;
  • Khiến thai phụ mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… ảnh hưởng trực tiếp tới lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào;
  • Cố rặn phân ra ngoài có thể tác động dẫn tới sảy thai hoặc sinh non;
  • Phân bị tích tụ lâu trong ruột sẽ dễ sinh chất độc như phenol, indol, amoniac... Những chất này bị cơ thể hấp thụ ngược và gây ra nhiều hệ lụy;
  • Ảnh hưởng tới tâm lý, gây mệt mỏi, lo lắng, dễ cáu gắt.

Cách trị táo bón cho bà bầu nhanh nhất

Táo bón khi mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy. Bởi vậy, thai phụ cần có biện pháp xử lý sớm. Có nhiều cách để giảm triệu chứng này như:

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều rau củ quả là cách trị táo bón hiệu quả cho mẹ bầu dù là ở 3 tháng đầu hay cuối. Chất xơ có tác dụng hấp thụ nhiều nước. Từ đó giúp làm mềm phân. Đồng thời, nó còn làm tăng tốc độ di chuyển của chất thải trong quá trình tiêu hóa.

tao bon khi mang thai 3 thang dau

Có nhiều cách trị tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Ảnh minh họa

Những thực phẩm giàu chất xơ gồm: yến mạch, bánh mì, bánh quy, bánh xốp, ra củ, trái cây sấy khô, trái cây có múi, khoai lang… Những thứ này còn có tác dụng làm giảm cảm giác nghén của mẹ bầu ở 3 tháng đầu.

Uống nhiều nước

Việc cung cấp nước cho cơ thể sẽ giúp các chất dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Hơn nữa, đây cũng là cách để bạn gia tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Việc này giúp ích rất nhiều để giảm táo bón khi mang thai.

Lý do là vì, chất xơ sẽ làm gia tăng nhu cầu về nước. Nếu không uống đủ nước thì chất xơ từ có lợi sẽ trở thành kẻ có hại, gây ra tình trạng táo bón. Do đó, mẹ bầu nên uống 2,5 – 3 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc, thai phụ có thể uống các loại nước trái cây, nước ép.

Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn

Hệ tiêu hóa của con người tồn tại hệ vi sinh vật đa dạng với cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi chúng ta bổ sung lợi khuẩn, vi sinh vật ở đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng. Nhờ vậy mà giúp hạn chế vấn đề tiêu hóa như táo bón xảy ra.

Lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua, yến mạch, trà kombucha… Chúng kích thích vi khuẩn trong đường ruột nhanh chóng phân giải thức ăn, hỗ trợ bộ máy tiêu hóa trong nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy mà tình trạng táo bón sẽ được đẩy lùi.

Thay đổi thuốc sắt

Sắt có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế, nếu bạn bị táo bón thì có thể thử thay đổi thuốc sắt xem tình trạng có được cải thiện không.

Hạn chế thực phẩm dễ gây táo bón

Khi bị táo bón ở 3 tháng đầu, giữa hay cuối thì mẹ bầu cũng nên tránh những thực phẩm dễ gây bệnh này. Bởi, nó khiến tình trạng kéo dài, lâu khỏi và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Những thực phẩm dễ gây táo bón gồm: chocolate, thực phẩm từ sữa và phô mai có chứa lactose, thịt đỏ, chuối chưa chín, thực phẩm chế biến từ ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, cơm trắng.

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những cách trị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu rồi mà không hiệu quả, ngược lại còn có xu hướng nặng hơn thì mẹ bầu nên lưu ý. Lúc này, thai phụ nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn và kê thuốc kịp thời, tránh để bệnh nghiêm trọng.

Xem thêm bài viết liên quan:

Những “bí kíp” trị táo bón cho bà bầu

Lý do không ngờ khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Mẹ bầu mắc táo bón có nguy hiểm đến thai nhi?