Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến có thể xảy ra với bất cứ mẹ nào. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Đâu là nguyên nhân gây táo bón, cách khắc phục nó thế nào để mẹ có thể dễ chịu hơn. Tuticare sẽ giúp mẹ làm rõ vấn đề này, mẹ nhé!
Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Do sự thay đổi của các hormone
Phụ nữ mang thai sẽ kéo theo rất nhiều biến đổi của cơ thể. Một trong số đó là các hormone thai kỳ nhất là progesterone được tiết ra nhiều hơn. Việc này sẽ tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết. Nó khiến nhu động ruột kém hơn, ảnh hưởng đến việc đẩy chất thải ra ngoài. Từ đó dẫn đến tình trạng bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu.
Do mẹ bầu ít vận động
Do tâm lý cẩn thận, giữ gìn của các thai phụ, thời gian mới mang thai, các mẹ có xu hướng đi lại nhẹ nhàng hơn, vận động ít hơn, nằm hoặc ngồi nhiều hơn nên dẫn đến tình trạng táo bón.
Chế độ ăn thiếu cân bằng
Một nguyên nhân nữa khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu là từ chế độ ăn. 3 tháng đầu có thể là thời gian mẹ bị ốm nghén nặng nhất. Nó khiến mẹ bầu gặp hạn chế về việc ăn uống và chỉ có thể ăn được một số loại thức ăn nhất định. Khi chất xơ được hấp thụ vào cơ thể quá ít khiến nhu động ruột kém hoạt động hơn, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón.
Bổ sung vi chất sai cách
Khi mang thai, mẹ thường được khuyên uống thêm các vi chất khoáng như sắt, canxi để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu lựa chọn các sản phẩm khó hấp thụ, uống ít nước hoặc liều lượng không phù hợp có thể dẫn đến chứng táo bón.
Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có gây nguy hiểm cho bé không?
Táo bón vốn dĩ không phải hiện tượng gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, tình trạng này có thể sự phát triển của bé và chất lượng cuộc sống của mẹ. Táo bón kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn tạo tâm lý căng thẳng, hay cáu gắt và phải rặn mạnh khi đi vệ sinh. Do vậy nếu không điều trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu kịp thời, đây có thể dẫn đến thai nhi suy dinh dưỡng thậm chí là sảy thai...
Ngoài ra, táo bón khi mang thai 3 tháng đầu còn làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng dẫn đến tình trạng đau bụng, vệ sinh ra máu, đau rát hậu môn....
Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu cần làm gì ?
Để loại bỏ mọi nguy cơ táo bón có thể tạo ra cho mẹ và bé, mẹ hãy thực hiện các việc làm sau:
- Uống mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước giúp phân mềm và dễ dàng đào thải ra ngoài hơn.
- Không sử dụng thức ăn, đồ uống có kích thích như trà, rượu, bia, cà phê...
- Bổ sung các lợi khuẩn probiotic và prebiotic trợ hoạt động của đường ruột từ các loại sữa lên men, sữa chua.
- Bổ sung chất xơ đầy đủ từ các loại rau xanh, trái cây.
- Tránh nằm hoặc ngồi quá lâu. Nghỉ ngơi nhiều nhưng cần kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội hay thậm chí là đi lại trong phòng, nơi làm việc...để tăng nhu động ruột giảm thiểu tình trạng táo bón.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ, đặc biệt là khu vực hậu môn. Nên rửa nhẹ nhàng và dùng giấy mềm lau khô để tránh bị vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng đau do táo bón tăng lên.
- Lựa chọn các sản phẩm bổ sung vi khoáng phù hợp. Uống đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc đơn của bác sĩ. Để hạn chế tình trạng bầu bị táo bón 3 tháng đầu, mẹ có thể sử dụng viên sắt Blackmores Pregnancy Iron cho bà bầu. Viên sắt này chứa dạng Sắt II Glycinate, đây là dạng sắt dễ hấp thụ, không gây táo bón hay tình trạng khó chịu cho dạ dày. Đặc biệt viên sắt Blackmore Pregnancy Iron còn hạn chế tối đa các triệu chứng bất ổn ở hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Đây là ưu điểm vượt trội của sắt Blackmore Pregnancy Iron so với những viên sắt thông thường khác.
Nguồn: Siêu thị mẹ và bé Tuticare