Bố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách ở con nên những hành động tiêu cực của bố sẽ làm con tổn thương và tật nguyền về “tâm hồn”.

Theo nghiên cứu của ĐH Oxford (Anh), việc phân chia hợp lý thời gian bố mẹ chăm sóc, nuôi dạy con là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển tâm sinh lý bền vững. 

Mặc dù cách dạy dỗ của cha mẹ khác nhau nhưng hoàn toàn bổ khuyết cho nhau. Nhờ đó, trẻ có thể phát triển toàn diện. Nếu thiếu sự dạy dỗ của một trong hai hoặc bố/ mẹ có những hành vi thiếu chuẩn mực, trẻ rất dễ bắt chước hoặc tổn thương về mặt tinh thần.

Bố là phần không thể thay thế trong việc nuôi dạy con, đừng nói “Mẹ dạy con, cha kiếm tiền là đủ”

Dưới đây là 4 hành động tiêu cực của bố có thể tác động xấu đến tâm lý trẻ, thậm chí ảnh hưởng xấu đến tương lai của con.

1. Hút thuốc trước mặt trẻ

Theo nghiên cứu và thống kê, thuốc lá chứa đến hơn 3.000 chất độc, đặc biệt là nicotin. Nếu con hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động), trẻ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nguy hiểm như: viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí ung thư. Nếu bố thường xuyên hút thuốc trong khi con đang ăn, đây là một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Đó là chưa kể trẻ xem việc hút thuốc là bình thường và tập tành hút theo bố khi tuổi còn quá nhỏ. Nêu không thể bỏ thuốc, bố hãy tránh xa con khi hút thuốc để con không bị ảnh hưởng bởi loại khói độc này.

2. Người bố bạo lực

Người cha bạo lực thường khó kiềm chế cảm xúc, luôn hung hăng khiến tuổi thơ của trẻ là nỗi ám ảnh vì bị cha đánh chửi hay phải chứng kiến cảnh mẹ mình bị cha hành hung.

hình ảnhĐiều này làm trẻ tổn thương tâm lý sâu sắc, học tập sa sút, về lâu dài có thể phát sinh xu hướng trầm cảm, gia tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ hay có những hành vi lệch lạc. Mặt khác, trẻ có thể trở thành một bản sao của cha khi lớn lên.

2. Bố có tính gia trưởng

Một người bố gia trưởng luôn xem ý kiến của mình là đúng và sẵn sàng chửi mắng, cư xử thô bạo với con nếu trẻ không vâng lời. Những đứa trẻ không được tôn trọng sẽ lớn lên trong nỗi tự ti, mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân. Mặt khác, mối quan hệ cha con sẽ trở nên xa cách do trẻ không cảm nhận được tình yêu của bố. Cũng có khi đứa trẻ sẽ “nhiễm” cách đối xử của bố và trở thành một người bố gia trưởng trong tương lai. 

hình ảnh

Để cải thiện mối quan hệ với con, bố hãy tôn trọng và hạn chế can thiệp vào đời sống của con, cho trẻ tự quyết định các vấn để cá nhân. Bố cũng bớt hà khắc để không khí gia đình không còn nặng nề. Trong môi trường vui vẻ, thoải mái, trẻ mới có thể phát triển lành mạnh và hình thành nhân cách tốt đẹp.

4. Người bố “yêu” điện thoại 

Nhiều đưa trẻ trở nên xa lánh cha vì cha chẳng bao giờ quan tâm, hỏi han chúng. Ngoài thời gian đến công sở, cha ở nhà chỉ ôm điện thoại chơi game, mỗi khi con đến gần thì quát tháo vì cho rằng con cản trở việc “chơi” của mình. 

Thiếu sự bảo ban của cha, khi ra ngoài, trẻ dễ bối rối với các quy tắc ứng xử, thậm chí có xu hướng quậy phá, nổi loạn.