Thói quen xấu giống như 1 hạt mầm, cha mẹ dung dưỡng thói xấu của con sẽ dẫn đến 3 hậu quả theo con cả đời

Một số phụ huynh của các em bé chưa đến 1 tuổi có thể bỏ qua một vài hành động của trẻ vì cho rằng đó là vô thức. Tuy nhiên, hành động tạo thói quen, thói quen gặt tính cách. Hậu quả khi cha mẹ bỏ qua thói xấu của con có thể vượt xa sự tưởng tượng của họ.

hình ảnh

Philip Zimbardo, một nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng tại Đại học Stanford, đã làm một thí nghiệm: Ông đặt 2 chiếc xe y hệt nhau ở 2 khu dân cư xấu và tốt. Ở nơi có khu dân cư xấu, ông tháo biển số xe và để mui trần, chiếc xe bị mất cắp cùng ngày. Chiếc xe đặt trong khu dân cư tốt còn nguyên suốt 1 tuần. Nhưng khi Philip đập cửa kính xe này bằng 1 cây búa thì chiếc xe bị mất cắp chỉ sau vài giờ.

Đây là một lý thuyết về tội phạm học - hiệu ứng cửa sổ vỡ. Điều đó có nghĩa là, nếu một cái gì đó bị hư hại và thiệt hại không được sửa chữa kịp thời, thì nó sẽ ngày càng bị phá hoại theo chiều hướng ngày càng tệ hơn.

Trên thực tế, hiệu ứng cửa sổ vỡ thường được tạo ra bởi các bậc phụ huynh, họ thường bỏ qua các chi tiết nhỏ, luôn chiều chuộng con và hậu quả là:

1. Khả năng tự chăm sóc ở trẻ kém

Cha mẹ chăm chỉ làm tất cả mọi thứ cho con và khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ chắc chắn sẽ bị hạn chế. Đã từng có 1 đứa trẻ vào tiểu học nhưng vẫn không thể tự mặc quần áo và ăn. Thậm chí ăn cũng phải chờ cô giáo có thời gian rảnh để đút, không thì nhất quyết không cầm muỗng đũa. Đây là hậu quả khi cha mẹ bỏ qua thói xấu của con từ bé là lúc nào cũng dựa dẫm người khác làm cho mình.

2. Trẻ thiếu trách nhiệm

Những đứa trẻ chịu tác động của hiệu ứng cửa sổ vỡ có xu hướng né tránh trách nhiệm; thậm chí dù biết rằng mình sai nhưng vẫn cố bao biện rằng “người khác làm được thì mình làm có sao đâu”. Khi gặp khó khăn và thất vọng, chúng thường đổ lỗi, chọc giận người khác, tìm vật tế thần, v.v., và thậm chí thực hiện các phương pháp trốn tránh cực đoan như tự tử.

hình ảnh

3. Những đứa trẻ mãi không chịu lớn

Những đứa trẻ được bố mẹ làm thay mọi thứ sẽ mãi mãi không chịu lớn lên. Có tin tức rằng sau khi người đàn ông 31 tuổi bị trừng phạt vì vi phạm pháp luật, cha mẹ anh ta đã hét lên: "Nó vẫn còn là một đứa trẻ!"

Cha mẹ làm tất cả mọi thứ cho con cái của họ, dù lớn hay nhỏ, đều chịu trách nhiệm cho sự phát triển của con cái họ. "Trách nhiệm" này sẽ cản trở sự phát triển bình thường và sẽ hủy hoại cuộc sống của trẻ.

hình ảnh

Có bao nhiêu bố mẹ rơi vào cái bẫy hiệu ứng cửa sổ vỡ này? Con xé sách ư? Không sao, con còn nhỏ mà, có hiểu gì đâu. Chúng ta phải cảnh giác về điều này. Khi một đứa trẻ có dấu hiệu của thói quen xấu, hãy ngăn chặn ngay. Nếu trẻ đã có thói quen xấu, hãy sửa chữa kịp thời. Loại bỏ các dấu hiệu xấu và thay thế bằng những điều tích cực khi đã nhận thấy 3 hậu quả khi cha mẹ bỏ qua thói xấu của con. Philip Zimbardo cũng nói về một trường hợp thực tế đã xảy ra ở New York vào những năm 1980, các tội ác bạo lực như cướp, giết người, tấn công tình dục, v.v. thường xuyên xảy ra. Phương pháp chung là bắt giữ tội phạm. Nhưng cảnh sát trưởng lúc đó đã không làm điều này. Ông được truyền cảm hứng từ hiệu ứng cửa sổ vỡ và bắt đầu từ những việc được xem nhẹ nhất: trang hoàng lại những nơi bị bỏ hoang, trồng hoa ven đường, xây dựng các thư viện, tổ chức đội vệ sinh hàng tuần. Môi trường bị chi phối và tỷ lệ tội phạm giảm đi rất nhiều.

Theo cách làm này, nếu trẻ không thích đọc sách, các thành viên trong gia đình có thể tạo ra một bầu không khí đọc sách cho trẻ: Bố mẹ đặt điện thoại xuống và tập trung đọc sách

Bài và ảnh tổng hợp từ Sohu