2 đứa trẻ 9 tuổi và 7 tuổi rơm rớm nước mắt viết bản kiểm điểm, trong đó có câu “con hứa sẽ là một đứa trẻ lương thiện trong tương lai”.

Dạy dỗ trẻ con cần đến sự khoan dung, mềm mỏng và kiên nhẫn của người lớn chứ không phải hở chút là làm ầm lên. Như chuyện ở Hàng Châu, Trung Quốc, một ông bố đưa 2 con nhỏ đến đồn cảnh sát vì trộm tiền trong nhà, nhiều người cho rằng không nên làm lớn chuyện đến vậy, dọa trẻ con sợ kiểu này có khi khiến đứa trẻ tổn thương.

Nghe chủ tiệm báo con trộm bánh ngọt, mẹ bó rơm châm lửa tay con để dạy dỗ: Hết khôn dồn đến dại

Con trai 5 tuổi ngưng thở sau khi bị phạt đòn, 3 yếu điểm trên cơ thể trẻ cha mẹ chớ dùng roi

Nhà không trị nổi, đưa đến đồn cho con nó biết sợ

"Con không dám trộm tiền nữa. Nếu có lần nữa, con sẽ không được đi học nữa mà sẽ bị giam lại, con hứa sẽ là một đứa trẻ lương thiện trong tương lai".

Chiều ngày 13/3 vừa qua, Sở cảnh sát Hàng Châu đã nhận được 2 đơn tự kiểm điểm của 2 đứa trẻ rơm rớm nước mắt. Sự việc bắt đầu vào lúc 3 giờ chiều, một ông bố 30 tuổi tức giận dẫn 2 đứa con nhỏ đi vào đồn. Ông ta bảo rằng muốn báo án, ông bắt được 2 tên trộm đã lấy trộm tiền của ông. Nói xong ông chỉ vào 2 đứa trẻ trên dưới 10 tuổi đang mếu máo như muốn khóc, thậm thụt ngoài cửa không dám tiến vào.

hình ảnh

Ảnh: bastillepost

Nhìn vào ánh mắt nghi ngờ của cảnh sát, người đàn ông giải thích: "Đây là 2 đứa con tôi, chúng đã trộm tiền tôi và tôi không biết nó tiêu vào đâu, nhờ cảnh sát điều tra giúp tôi, tôi hỏi mãi chúng không chịu nói”.

Lúc này anh cảnh sát có lẽ đã hiểu chuyện gì đang xảy ra, anh giải thích cho người bố hiểu rằng hành vi của bọn trẻ không cấu thành hành vi trộm cắp và chúng không thể bị trừng phạt.

Những lời này có lẽ khiến người bố càng tức giận, theo ông phải có cách trừng trị những đứa trẻ ăn cắp thế này, nếu không khi lớn lên chúng sẽ quen tay ăn trộm thì sao, phải có một tội thích đáng để phạt chúng.

Anh cảnh sát cũng nhẹ nhàng bảo rằng không có cách nào trừng phạt trẻ em, việc này thuộc về cách giáo dục con nhỏ của cha mẹ. Không ngờ ông bố càng điên lên, tiếp đến lấy máy gọi cho 110 kêu bắt được trộm nhưng cảnh sát ở đây không trừng trị. Đầu dây bên kia sau khi biết 2 đứa nhỏ là con ông ta cũng giải thích tương tự anh cảnh sát.

hình ảnh

Ảnh: bastillepost

Không có người chịu giải quyết, người bố chỉ có thể ngồi xuống ở đó chờ. 2 đứa trẻ đứng bên nắm chặt tay nhau, nước mắt giàn giụa, không dám hở môi, lúc này bà nội cũng đến, đang đứng bên cạnh.

2 đứa nhỏ 1 đứa 9 tuổi, 1 đứa 7 tuổi được cho là đã ăn trộm tiền thưởng của chị cả. Con gái lớn được thưởng ở trường khoảng 3.500.000đ, người bố đã giúp con gái giữ cho an toàn. Nhưng hôm nay kiểm tra lại, tiền thưởng chỉ còn có hơn 200.000 thôi, hỏi mãi mới biết bé trai lấy tiền đi mua đồ ăn, đồ chơi và chia cho em gái nhỏ.

Theo lời bố thì đây không phải lần đầu, trước đây đứa trẻ đã từng lén lấy tiền của bà, hôm qua cũng mới trộm tiền trong nhà, hôm nay lại phát hiện chuyện trộm tiền thưởng của chị gái. Không chịu được nữa, quá bất lực trong việc dạy con nên ông quyết đứa chúng đến đồn cảnh sát để trừng phạt và cho con biết sợ.

hình ảnh

Ảnh: nanmuxuan

Lúc này 2 đứa trẻ càng khóc to, ông bố bảo con mở mắt to ra xem nếu con làm sai, bố sẽ cho chú cảnh sát nhốt con ở đây. Anh cảnh sát nhìn 2 đứa trẻ đáng thương nhẹ nhàng nói với bố rằng đừng tùy tiện gọi con mình là tên trộm, suy cho cùng chỉ là sự tự phát thiếu hiểu biết của trẻ con.

Cuối cùng, để cho người bố một kết quả hợp lý, anh cảnh sát yêu cầu 2 đứa trẻ viết bản kiểm điểm, đảm bảo không tái phạm. Sau khi xong, ông bố còn chụp lại 2 tờ kiểm điểm làm bằng chứng sau này, nói mãi ông mới để bà nội dẫn 2 đứa nhỏ về.

“Nhà không dạy được để xã hội dạy”, coi chừng rước họa cho con

Chưa biết có nhờ được xã hội dạy thay con mình tốt hơn không, chỉ nghĩ đến cảnh 2 đứa trẻ nắm chặt tay nhau sợ hãi, khóc lóc ở đồn cảnh sát, còn ông bố liên tục gọi con mình là tên trộm, hô hoán bắt trộm đã thấy một bóng đen tâm lý trong lòng những đứa bé khiến các con trở nên sợ sệt, thu mình lại, xấu hổ, thậm chí thay đổi bản tính, hoặc hèn kém hoặc sẽ trở nên nổi loạn, càng làm ra những chuyện nguy hiểm hơn.

Con phạm lỗi, bố đưa con đến đồn cảnh sát để giáo dục khiến nhiều người tranh cãi. Một bên cho rằng đây là cách lựa chọn đúng đắn để trị tận gốc con trộm tiền, một bên lại cho rằng bố cực đoan, khiến tâm lý con bị chấn thương không thể hồi phục. Hiện tại 2 bên vẫn vô cùng gay gắt.

Nhóm 1: Ủng hộ ông bố đã làm đúng

Một nam kỹ sư 25 tuổi, chưa lập gia đình thấy rằng ông bố này thú vị, cách làm cũng tốt, sẽ giúp mấy đứa trẻ biết sợ. Ăn trộm tiền là một hành vi xấu, phải đè bẹp ở giai đoạn phôi thai.

Nữ hành chính, 53 tuổi, có 1 con gái cho rằng cách này tuy quá trớn nhưng cũng có tác dụng. Vì trẻ em sợ nhất là cảnh sát nên 2 đứa trẻ sẽ nhận ra rằng ăn cắp đồ của người khác là một tội ác. Đó là một điều sẽ có lợi cho hai đứa trẻ suốt đời.

Cụ ông 63 tuổi, nghỉ hưu ở nhà chăm cháu nghĩ việc ông bố này đến đồn cảnh sát cũng không có gì sai, nhưng thà đừng làm vậy, hơi quá đáng.

hình ảnh

Ảnh: twoeggz

Nhóm 2: Không đồng tình việc bố tố cáo con là trộm khiến đứa trẻ mặc cảm tội lỗi, ám ảnh tâm lý

Cô giáo 26 tuổi cho rằng ông bố nên tự giáo dục bản thân mình trước, phải để ý đến lòng tự trọng của đứa trẻ, dù sao nó cũng là con của ông và suy nghĩ của con cũng rất quan trọng. Nên giáo dục con một cách riêng tư tại nhà.

Nữ doanh nhân 35 tuổi cho rằng ông bố đang đi theo hướng “bố dạy không được thì để xã hội dạy thay”, nhưng không tốt. Mang cảnh sát ra dọa, đòi bắt con đi sẽ để lại bóng đen tâm lý, thậm chí trẻ con gặp cảnh sát lại chạy đi như gặp người xấu.

Nhân viên tài chính, nam 38 tuổi, có một con gái cho rằng sức khỏe tinh thần của trẻ em rất quan trọng và trẻ em cũng biết xấu hổ. Về tiền bạc, nếu trẻ trộm thì phạt tại nhà, không cần đến đồn công an. Dạy con muốn gì thì mở miệng xin cha mẹ, không được tự ý lấy tiền.

Nhà báo 42 tuổi, có một con trai nghĩ cách giáo dục của người cha này rất có vấn đề và sai lầm. Làm ầm ĩ, trốn tránh trách nhiệm của người cha, chối bỏ chính những đứa con của mình. Hành vi của đứa trẻ không thể cấu thành tội trộm cắp, và việc bố buộc tội con giữa bao nhiêu ánh mắt nhìn vào có thể trở thành cái bóng ám ảnh, xấu hổ, nhục nhã trong cuộc đời đứa trẻ.

hình ảnh

Ảnh: sohu

Việc trộm cắp của trẻ nhỏ là thói xấu, cần triệt tiêu, cách giáo dục cần thật cẩn thận, nghiêm khắc nhưng không phải kiểu phủ đầu, khiến đứa trẻ ám ảnh tâm lý. Theo các mẹ, nếu con trộm mất vài triệu đồng, có nên đưa đến đồn cảnh sát không?