Trước đó con bị bác sĩ chẩn đoán nhầm là sưng đỏ do sinh mổ, phải chi biết sớm hơn có lẽ con đã bớt đi những đau đớn.

Một người mẹ đã kể lại quãng thời gian con đau mẹ xót suốt hàng tháng trời ròng rã từ lúc mới sinh con chỉ vì con bị dị ứng rất nặng và nổi chàm khắp người. Xem xong những bức ảnh người mẹ chia sẻ, thực sự em không thể nào tưởng tượng được đứa bé mới sinh đã chịu đựng nỗi đau, sự khó chịu đến mức nào. Suốt 7 tháng sau sinh, con khóc thét vì da phồng rộp cả người, đáng nói hơn là bác sĩ còn chẩn đoán nhầm bệnh khiến đau đớn của con kéo dài.

Mặc nhiều lớp quần áo cho con ra mồ hôi để hạ sốt, bác sĩ nhi bảo "đừng làm theo"

Con trai 3 tuổi bắt mẹ gãi lưng mỗi đêm mới ngủ suốt nửa năm: Ngứa do 'tâm' bệnh

Xót xa đứa trẻ da đỏ như tôm luộc, khóc thét vì đau đớn

Không cần nghe kể lể nhiều, chỉ cần nhìn những hình ảnh của con được mẹ con chia sẻ trên The Sun mà sởn hết cả gai ốc vì độ “ghê”. Thử hỏi một đứa trẻ mới sinh mà da đỏ tấy, phồng rộp và sau đó đóng vảy, bong tróc kín hết cả người thì làm sao chịu nổi.

hình ảnh

Ảnh: thesun

Nỗi đau này con phải chịu từ lúc mới sinh đến tận 7 tháng tuổi chỉ vì bác sĩ chẩn đoán nhầm. Thay vì phát hiện con bị chàm do dị ứng, bác sĩ lại chẩn đoán theo hướng con bị nổi mẩn và da bị sưng đỏ do sinh mổ. Tiếp đến con có triệu chứng đau bụng và nôn, bác sĩ lại chẩn đoán con bị trào ngược dạ dày. Hướng điều trị từ đầu đã sai khiến triệu chứng dị ứng ngày càng nghiêm trọng, thể hiện tất cả trên làn da mỏng manh của con.

hình ảnh

Ảnh: thesun

Ngay ngày thứ 2 con chào đời, người mẹ đã thấy con có những điều bất ổn, thời điểm đó là tháng 4/2020. Sau khi sinh xong, xuất viện, về nhà con được dùng thêm sữa dành cho trẻ sơ sinh, con bắt đầu khóc thét, nôn trớ sau khi uống sữa. Sau khi đổi loại sữa công thức khác, tình trạng con được cải thiện nhưng sau đó khuôn mặt của con loang lổ và sưng tấy vào 4 tuần tuổi, các vết đỏ nổi khắp cánh tay và má, nhìn như bị bỏng.

Người mẹ kể: “Vết đỏ và các phản ứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, con phản ứng với mọi thứ con uống vào và bôi trên da. Toàn thân con thô ráp, phồng rộp, con bị chứng đi tiêu không kiểm soát, có lúc bị táo bón. Con không cười, lăn, ngồi dậy hoặc cầm đồ vậy để chơi. Phần khó khăn nhất là bất lực nhìn con la hét, khóc lóc, cào cấu và tự làm da mình chảy máu vì các vết chàm nổi trên da. Con khóc cả đêm, tôi phải quấn chặt 2 tay con vào người con để con ngừng tự cào mình”.

hình ảnh

Ảnh: thesun

Sau khi đi khám từ khi mới sinh đến 4 tháng tuổi, bố mẹ của bé trai đã cố gắng thử nhiều loại kem steroid, sữa tắm và sữa công thức do bác sĩ kê đơn để giúp con giảm bớt khó chịu và ngủ ngon nhưng hoàn toàn vô dụng. Cuối cùng, khi con 7 tháng tuổi, may mắn một bác sĩ da liễu ở một bệnh viện nhi đã tìm ra nguyên nhân là con bị dị ứng với đạm sữa bò.

7 tháng trời mẹ chỉ được ngủ 3 tiếng mỗi đêm vì chăm con dị ứng

Dị ứng đạm sữa bò (CMPA) là một trong những dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. CMPA là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch cơ thể, các protein trong sữa bò được coi là mối đe dọa tiềm tàng khiến hệ thống miễn dịch bị "nhạy cảm", phản ứng và sinh ra dị ứng.

hình ảnh

Ảnh: thesun

Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện ở da, tiêu hóa, hô hấp hoặc tuần hoàn máu. Các triệu chứng có thể ngay lập tức, trong vòng vài phút sau khi uống sữa bò hoặc vài giờ, vài ngày sau đó.

Bé trai đã bị dị ứng đạm sữa bò từ khi mới sinh mà các bác sĩ không chẩn đoán ra. Người mẹ vì chăm con, chống chọi với những trận khóc lóc, đau đớn, khó chịu của con hàng tháng trời mà chỉ có thể ngủ 3 tiếng mỗi đêm. Chỉ đến khi con 7 tháng tuổi, một bác sĩ da liễu bệnh viện nhi mới phát hiện con bị dị ứng, bị chàm nhiễm trùng nặng và tiến hành điều trị với liệu trình chăm sóc nghiêm ngặt.

Con được chỉ định phải bôi 3, 4 loại thuốc lên da 2 tiếng một lần ở tuần đầu tiên và 4 tiếng 1 lần từ tuần thứ 2. Người mẹ đã từng nghi ngờ bác sĩ vì sợ lại bị chẩn đoán sai như những lần trước, tuy nhiên chỉ sau 24 giờ thoa thuốc, con đã bớt ngứa ngáy và có sự khả quan thấy được ngay.

hình ảnh

Ảnh: thesun

Lần đầu tiên sau sinh con đã ngủ được cả một đêm, mẹ có thể thay tã cho con mà không phải kiềm chặt tay con tránh con cào rách da. 1 tuần sau khi được điều trị đúng bệnh, con đã có thể cười, lăn, ngồi dậy và chơi. Lúc 8 tháng, da dẻ con đã láng mịn trở lại. Tuy nhiên loại dị ứng này thường xuyên tái phát mỗi khi con bị bụi bẩn hay gặp loại sữa tắm, dầu gội, bột giặt không thích hợp.

Mỗi bữa ăn hàng ngày, mỗi thứ con dùng đều phải được mẹ kiểm tra thật kỹ thành phần trước khi sử dụng để tránh dị ứng sữa bò quay trở lại, loại sữa con uống là loại có công thức đặc biệt. Dù thỉnh thoảng con vẫn bị nổi chàm nhưng rất nhanh sẽ hết và cũng không quá khủng khiếp như 7 tháng đầu đời của con.

Giờ đây con đã là đứa trẻ 11 tháng tuổi kháu khỉnh với làn da khỏe mạnh, không còn khóc thét vì đau đớn nữa, người mẹ cũng đã có thể ngủ ngon giấc.