Trị ghẻ tại nhà bằng lá cây vừa đỡ tốn kém tiền bạc, tiện lợi mà hiệu quả nhanh.

Bệnh ghẻ có thể khiến da sưng đỏ, phát ban, đi kèm với đó là tình trạng ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Cơn ngứa do ghẻ thường xuất hiện vào ban đêm do đây là thời điểm cái ghẻ hoạt động mạnh nhất. Các tổn thương trên da có thể bị lở loét nếu người bệnh cào gãi nhiều.

Bệnh ghẻ có thể khiến da sưng đỏ

Bệnh ghẻ có thể khiến da sưng đỏ. Ảnh minh họa

Ghẻ gây ngứa ngáy khó chịu là vậy, nhưng lại không nguy hiểm và tương đối dễ chữa. Người bệnh có thể tận dụng các loại lá cây có trong vườn nhà để chữa ghẻ cũng rất hiệu quả mà lành tính, dễ kiếm.

Cách trị ghẻ bằng lá cây

Người bị ghẻ có thể tận dụng các loại lá cây dưới đây để trị bệnh vừa giúp hết ngứa lại mau khỏi.

1. Trị ghẻ bằng lá khế

Trong lá khế có chứa các nhóm dưỡng chất như saponozid, flavonoid, tanin, aicid hữu cơ và muối canxi.

Theo nghiên cứu từ Trường Đại học Y Hà Nội cho thấy, nước lá khế đun sôi có tác dụng ức chế vi khuẩn và bệnh nấm Candida, nhờ vậy mà nó có thể giúp loại bỏ ký sinh trùng như bệnh ghẻ.

Cách trị ghẻ bằng lá khế như sau:

  • Bạn hãy hái một nắm lá khế đêm rửa thật sạch, cho vào nồi cùng khoảng 3 lít nước đun sôi, khi nào nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi nước nguội bớt, khi nào thấy nước ấm thì dùng để rửa vùng da bị ghẻ, hoặc tắm toàn thân.
  • Có thể lấy bã lá khế chà lên vùng da bị ghẻ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

2. Trị ghẻ bằng lá xoan

Việc sử dụng lá xoan để chữa ghẻ đã trở nên quen thuộc với người dân từ rất lâu đời.

Theo Đông Y lá xoan có vị đắng, tính mát, hậu ngọt, có độc. Lá xoan có các đặc tính sát khuẩn và diệt trùng cao, nên nó thường được nhiều người dùng để đặc trị các bệnh ngoài da, trong đó tác dụng hiệu quả nhất là trị bệnh ghẻ.

Theo lý giải của các chuyên gia lý, các tinh chất có trong lá xoan và vỏ xoan không chỉ giúp làm sạch, nó còn giúp sát trùng các vết tổn thương do bệnh ghẻ gây ra. Hơn nữa, nó còn thẩm thấu sâu dưới các biểu bì, giúp người bệnh phục hồi và tái tạo một làn da mới.

Cách trị ghẻ bằng lá xoan như sau:

  • Lấy một nắm lá xoan đem rửa sạch, cho vào xoong cùng lượng nước vừa đủ, đun sôi để tắm hàng ngày.
  • Cần lưu ý rằng, lá xoan có tính độc nên không để nước dây vào mắt, miệng.
  • Tắm bằng nước lá xoan liên tục trong 10 ngày sẽ có kết quả rõ rệt.

3. Trị ghẻ bằng lá mướp

Trong Đông y, lá mướp có tác dụng trong việc kháng viêm, sát trùng, sát khuẩn, nên nó được xem là một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc điều trị bệnh ghẻ.

Có thể dùng lá mướp trị ghẻ

Có thể dùng lá mướp trị ghẻ. Ảnh minh họa

Cách trị ghẻ bằng lá mướp như sau:

  • Lấy một nắm lá mướp đem rửa sạch, để ráo nước rồi giã nhỏ cùng một chút muối biển.
  • Dùng lá mướp đã giã chà nhẹ hoặc đắp lên vùng da bị ghẻ trong khoảng 30 phút.
  • Rửa sạch vùng da này lại với nước, kiên trì thực hiện cách trị ghẻ bằng lá mước ngày 2 lần tới khi hết bệnh.

4. Trị ghẻ bằng lá trầu không

Trầu không có tính kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh, nên là loại lá rất phù hợp để chữa bệnh ghẻ.

Ngoài ra, một lượng lớn thành phần tannin trong lá trầu không là hoạt chất có đặc tính làm săn da, có khả năng thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương trên da do ghẻ mang đến.

Do vậy, sử dụng lá trầu không chữa bệnh ghẻ không chỉ giúp kiểm soát bệnh, mà còn giúp những tổn thương trên da của người bệnh mau lành trở lại.

Cách trị ghẻ bằng lá trầu không như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch, cho vào xoong đun với nước và một ít muối trong khoảng 10-15 phút cho ra hết tinh dầu.
  • Đợi cho nước nguội bớt, khi nào còn âm ấm thì đem ngâm vùng da bị ghẻ vào nước này.
  • Bã lá trầu không bạn có thể lấy để chà sát lên vùng da bị ghẻ. Dùng trong 3-4 ngày sẽ thấy bệnh ghẻ đỡ hẳn bệnh.

5. Trị ghẻ bằng lá bạch đàn

Trong lá bạch đàn chứa tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn ký sinh trùng cái ghẻ, ngăn ngừa chúng không sinh sôi, phát triển, còn có khả năng tiêu diệt ổ ghẻ.

Cách trị ghẻ bằng lá bạch đàn như sau:

  • Lấy một nắm lá bạch đàn đem rửa sạch, vò nát rồi nấu sôi với nước khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm vùng da bị ghẻ hoặc tắm toàn thân. Khi ngâm hoặc tắm có thể lấy bã của lá bạch đàn chà lên vùng da bị bệnh để đath được hiệu quả nhanh hơn.
  • Nên tắm nước lá bạch đàn trong 2 tuần để loại bỏ 100% những kí sinh trùng cái ghẻ trong cơ thể.

>> Bài viết liên quan: 6 Cách trị ghẻ xốn tại nhà hiệu quả nhất

Lưu ý khi trị ghẻ bằng các loại lá cây

Mặc dù cách trị ghẻ bằng lá cây rất hiệu quả, dễ thực hiện, nhưng để đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Nhiều loại lá cây có tác dụng trị ghẻ

Nhiều loại lá cây có tác dụng trị ghẻ. Ảnh minh họa

  • Nên lựa chọn các loại lá còn tươi để dùng, đặc biệt là không nên sử dụng lá bị sâu để chữa trị ghẻ.
  • Rửa lá thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn trước khi sử dụng.
  • Kiên trì thực hiện cách trị ghẻ bằng lá cây mới hy vọng đạt được kết quả.
  • Khi thấy các triệu chứng ghẻ không thuyên giảm, cần ngừng dùng lá chữa ghẻ và đi khám da liễu ở các cơ sở y tế có uy tín.

>> Bài viết nên đọc: Các dấu hiệu của bệnh ghẻ

Các cách chữa ghẻ bằng lá cây ở trên đều có sẵn trong vườn nhà hoặc rất dễ kiếm, cách làm và sử dụng cũng rất đơn giản. Bạn có thể áp dụng và chia sẻ cho những ai đang khổ sở vì bệnh ghẻ để bệnh tình thuyên giảm nhé.

Link bài xem thêm:

Bệnh ghẻ và cách chữa ghẻ

Chữa bệnh ghẻ ngứa từ dân gian có hiệu quả không?