webtretho


Văn hóa dân gian Việt có câu: " Miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu đi đôi với lời chào, đây là món ăn bình dị không kén người ăn. Trong Đông y, lá trầu không - một thành phần không thể thiếu khi ăn trầu, được dùng như một vị thuốc bởi những tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người.


Trầu không có tên khoa học là Piper betle L, thuộc chi Hồ tiêu. Loài cây này có xuất xứ từ Malaysia. Hiện nay, trầu không được trồng phổ biến ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới như: Ấn Độ, Malaysia, Indonexia, Việt Nam, Philippin...Trầu không còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: trầu, thược tương hay mô - lu (theo tiếng Campuchia). Là một loại cây leo, trầu không có thân nhẵn, mềm, lá mọc so le, có gân, hình trái xoan, phần gần cuống hình tim kèm theo phần đầu nhọn, cuống có bẹ dài từ 1,5 - 3,5 cm, hoa khác gốc mọc thành bông, quả mọng không có vòi. Trong Đông y, loài thực vật này được ghi nhận với vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng "tiêu thũng chỉ thống", "khư phong tán hàn", "trung hành khí"...Phần lá của cây trầu không được chứng minh chứa dược tính, trên thực tế, lá trầu không được thu hoạch và sr dụng quanh năm, một số trường hợp có thể phơi khô, tán bột để sử dụng dần.


Lá trầu không là loại thuốc quý trong Đông y


Thành phần hóa học của trầu không


Lá trầu không chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm. Tinh dầu thơm có vị nồng, gồm 2 phenol chủ yếu là: betel-phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Các nghiên cứu cho thấy: tinh dầu của lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạnh với hầu hết các loại vi khuẩn như: vi khuẩn tụ cầu, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trùng ecoli, vi khuẩn subtillis.


Công dụng và cách sử dụng trầu không


Trầu không có tác dụng chữa một số bệnh ngoài da, sát khuẩn vết thương


Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", giáo sư Đái Duy Ban đã đề cập đến tác dụng chữa viêm loét, mụn nhọn, viêm mạch bạch huyết, viêm kết mạc, các vết chàm của lá trầu không bằng việc giã nhỏ rồi cho thêm nước sôi và dùng để rửa. Bên cạnh đó, thành phần kháng sinh có trong loại thực vật này giúp kháng hầu hết các loại vi khuẩn. Trên thực tế, trầu không có tác dụng tích cực trong điều trị một số bệnh ngoài da như:


Chữa các vết viêm loét, mụn nhọt, mẩn ngứa: cắt nhỏ lá trầu không rồi pha với nước sôi, đợi nước nguội dùng để rửa vết thương, ngày thực hiện khỏng 2 - 3 lần.


Sát khuẩn vết thương: dùng nước ép lá trầu không rửa vết thương đồng thời sử dụng lá trầu không đã được rửa sạch như một miếng gạc sau đó băng bó bình thường, phương pháp này giúp vết thương khô miệng nhanh và mau chóng lành.


Chữa bệnh hôi nách: chà xát chanh lên nách sau đó tiếp tục sử dụng lá trầu không chà xát và mát - xa lại lần 2, tuy nhiên đây chỉ là một phương pháp ngoài da nên bạn cần thực hiện đều đặn và tuyệt đối không được ngắt quãng giữa chừng


Chữa bệnh nước ăn chân: dùng lá trầu không đun sôi để nguội để ngâm chân


Chữa bỏng nước sôi: hơ nhẹ lá trầu không sau đó phết qua một lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng, thay mới sau vài giờ.


Trầu không và tác dụng với phái nữwebtretho


Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín


Thông tia sữa đối với những phụ nữ bị tắc sữa trong thời kì cho con bú


Chữa đau đầu, suy nhược thần kinh


Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tác dụng trừ phong đồng thời có thể khắc phục các chứng đau đầu, nhức mỏi do thay đổi thời tiết.


Chữa đau đầu do sự thay đổi của thời tiết: giã dập lá trầu không sau đó xoa đều lên hai thái dương, cơn đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất


Chữa bệnh suy nhược thần kinh: lấy nước cốt lá trầu không hòa với mật ong, uống 2 ngày 1 lần


Chữa một số bệnh hô hấp


Theo sách y học cổ truyền, trầu không có tác dụng "tiêu thũng chỉ thống", "khư phong tán hàn", "trung hành khí" nên nó rất thích hợp trong việc điều trị một số bệnh về hô hấp như bệnh cảm cúm. khó thở, hen suyễn...


Chữa bệnh cảm cúm: dùng lá trầu không và rượu trắng để đánh cảm, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ giảm một cách rõ rệt


Chữa bệnh về phổi: hơ ấm lá trầu không đã được tẩm dầu mù tạt rồi đặt lên trên ngực, người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở đồng thời giảm boét hiện tượng ho


Chữa một số bệnh tiêu hóa


Trầu không và tác dụng chữa bệnh táo bón cho trẻ: vo lá trầu không thành hình viên đạt sau đó tẩm qua dung dịch thầu dầu, phương pháp này giúp kích thích sự hoạt động của trực tràng làm giảm nhanh các triệu chứng táo bón


Trầu không và tác dụng chữa bệnh viêm họng: giã nát lá trầu không sau đó trộn với mật ong, ngậm hỗn hợp này sẽ cải thiện nhanh chóng chứng viêm họng.


( Nguồn: FB/Cẩm Nang Sống Khỏe)