Biết được nguyên nhân gây vàng da sơ sinh có ý nghĩa rất lớn cho việc tìm cách điều trị kịp thời. 

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp với trẻ vừa chào đời. Y khoa chia vàng da làm 2 loại gồm: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh chiếm 75% các trường hợp trẻ sơ sinh vàng da và thường tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị, tuy nhiên với trường hợp vàng da bệnh lý, mức độ vàng da trẻ sơ sinh có thể tiến triển nhanh, để lại di chứng nặng nề cho trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thậm chí, có những trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.

Vàng da sơ sinh là gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da, mắt của trẻ có màu vàng bởi tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ. Tình trạng này thường xuất hiện ở khoảng 60% trẻ đủ tháng và 80% ở trẻ sinh non. 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý ở thể nhẹ. Vàng da bệnh lý ở thể nặng. Nếu không phát hiện chữa trị kịp thời, vàng da bệnh lý có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não. Hậu quả trẻ sẽ tử vong hoặc bị di chứng não suốt đời. 

1. Vàng da sinh lý

hiểu về vàng da sơ sinh

Vàng da sơ sinh là thường xuất hiện ở trẻ

Ở trẻ đủ tháng, sức khoẻ bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các tiêu chuẩn:

- Xuất hiện từ ngày thứ ba sau sinh;

- Tự hết trong 7 – 10 ngày;

- Chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn;

- Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú, li bì,...;

- Tốc độ tăng bilirrubin/máu không quá 5mg% trong 24h;

- Nồng độ bilirrubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng.

Tuy nhiên, nếu lượng bilirubin toàn phần trong máu của trẻ tăng vượt quá giới hạn bình thường có thể gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt.

Thông thường, vàng da sinh lý không cần can thiệp y tế. Mẹ chỉ cần cho trẻ bú sữa đầy đủ, cơ thể của bé sẽ tự đào thải bilirubin ra ngoài, từ đó hiện tượng vàng da sẽ dần biến mất trong 1 – 2 tuần. 

2. Vàng da bệnh lý

Khác với vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý xuất hiện sớm, tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều kèm theo nhiều bệnh lý khác. Những điểm bất thường mẹ nên lưu ý:

- Xuất hiện sớm, trong 1 – 2 ngày sau sinh;

- Vàng da không chỉ xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể như tay, chân;

- Vàng da kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, sốt, khóc, nôn,…;

- Trẻ sinh non, nhất là sinh non dưới 35 tuần tuổi tha dễ mắc vàng da bệnh lý;

Với hiện tượng bé sơ sinh bị vàng da bệnh lý, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh.

Nguyên nhân gây vàng da sơ sinh

1. Tăng bilirrubin trong máu

Nguyên nhân vàng da sơ sinh

Vàng da sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Đây là nguyên nhân chính gây nên vàng da sơ sinh. Bilirrubin là sắc tố có màu vàng cam, được hình thành trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Các nguyên nhân gây tăng bilirubin trong máu bao gồm:

- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. 

- Bệnh lý tại hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ: thiếu men G6PD, bệnh lý màng hồng cầu, Thalassemia.

- Vết bầm máu to ở trẻ khi sinh.

2. Giảm chức năng chuyển hoá bilirubin

Tình trạng này xuất hiện là do trẻ bị một trong các bệnh lý sau: hội chứng Crigler-Naajar, hội chứng Gilbert, bệnh lý chuyển hóa di truyền (galactosemia, suy giáp trạng bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin…), trẻ sinh non, thiếu hụt hooc-môn, mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ.

3. Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột (tăng chu trình ruột gan)

Hiện tượng này xuất hiện khi trẻ sinh ra bị hẹp môn vị, tắc ruột non, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột phân su, sử dụng thuốc gây liệt ruột… 

4. Vàng da do sữa mẹ

Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ trong vài ngày đầu hoặc mẹ chưa tiết đủ sữa. Tình trạng này khiến trẻ mất nước, thiếu năng lượng và tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phát hiện hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh

Bệnh vàng da trẻ sơ sinh nếu nhẹ thường sẽ tự hết khi gan của trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho trẻ bú thường xuyên (từ 8 - 12 lần một ngày) sẽ giúp trẻ sơ sinh đào thải bilirubin qua cơ thể. Vàng da nặng hơn có thể cần các phương pháp điều trị khác:

Phương pháp dân gian

Hiện nay, mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đang được các mẹ áp dụng khá nhiều, bởi tính an toàn, hiệu quả cao.

Không nhất thiết phải sử dụng thuốc đặc trị, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà bằng những phương pháp dân gian dưới đây:

  • Tắm nắng: Nếu bé không cần phương pháp trị liệu bằng ánh sáng bạn có thể thử cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đừng để em bé chiếu sáng dưới ánh mặt trời trực tiếp, vì em bé có thể bị cháy nắng.
  • Cỏ mần trầu: Lấy cỏ mần trầu sắc lấy nước cho bé uống hoặc lấy nước tắm. Để tăng hiệu quả, có thể tìm cây tổ kén đực để sắc nước cùng. Hoặc có thể dùng làm lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cũng cực kỳ hiệu quả.

  • Nước ép lúa mì: Đây cũng được xem cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà được không ít mẹ bỉm áp dụng. Cỏ lúa mì giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể của em bé. Một vài giọt nước ép lúa mì có thể được thêm vào thức ăn trước khi cho trẻ bú. Nếu em bé được bú sữa mẹ, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì và bé sẽ nhận từ sữa mẹ.

Chiếu đèn thông thường

Chiếu đèn là một phương pháp điều trị phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ để không gây áp lực tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

Chữa trị vàng da sơ sinh

Chiếu đèn là phương pháp chữa trị hiệu quả đối với vàng da ở trẻ sơ sinh

Điều trị sợi quang

Trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

*Lưu ý: Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, có thể cần phải truyền máu trao đổi. Điều này thay thế máu bị hư hỏng của trẻ bằng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Điều này cũng làm tăng số lượng hồng cầu của trẻ và giảm mức độ bilirubin.

Cách ngăn ngừa vàng da sơ sinh

Khi mang thai, mẹ nên xét nghiệm nhóm máu. Sau khi sinh, trẻ cũng sẽ được xét nghiệm nhóm máu. Việc làm này sẽ giúp loại trừ (hoặc xác định) nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da do không tương thích với nhóm máu của mẹ, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp.

Nếu con bạn bị vàng da, có những cách bạn có thể ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng hơn: Cho trẻ bú 8 đến 12 lần/ngày trong vài ngày đầu để đảm bảo rằng trẻ không bị mất nước, giúp bilirubin đi qua cơ thể nhanh hơn.

Nếu trẻ không bú mẹ, hãy cho trẻ bú sữa công thức: Cho trẻ bú khoảng 30 – 60 ml sữa công thức mỗi 2 – 3 giờ trong tuần đầu tiên. Trẻ sinh non có thể uống một lượng sữa công thức ít hơn.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Ăn hoa quả có tác dụng thải độc

Nên ăn bổ sung các hoa quả tươi có ích theo mùa để tăng cường khả năng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể. Các loại quả này bao gồm: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… Ngoài ra, những loại hoa quả này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể người mẹ, từ đó hỗ trợ hữu hiệu cho quá trình tiết sữa nuôi con. Sữa tốt giúp con khỏe và đẩy lùi bệnh vàng da.

Ăn các loại rau có lá xanh đậm

Khi trẻ sơ sinh mắc phải chứng vàng da, người mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh trong thực đơn mỗi ngày. Các loại rau lá xanh rất giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp phụ nữ mang thai và sau sinh tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Từ đó, trẻ sơ sinh cũng được củng cố thể trạng, ngăn ngừa tình trạng vàng da. 

Uống nhiều nước

Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa tiết ra không nhiễm các chất độc hại. Khi sữa tốt, trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

Nói chuyện với bác sĩ nếu quá lo lắng rằng trẻ đang bú quá ít hoặc quá nhiều sữa công thức, hoặc nếu trẻ không thức dậy để bú ít nhất 8 lần mỗi 24h. Theo dõi cẩn thận trẻ bạn trong 5 ngày đầu đời để biết các triệu chứng của bệnh vàng da sơ sinh, chẳng hạn như vàng da và mắt. Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh, hãy lập tức tìm đến bác sĩ.

Xem thêm bài viết gốc tại: https://www-healthline-com.translate.goog/health/newborn-jaundice

Xem thêm bài viết liên quan: 

Dấu hiệu mang thai tuần đầu và những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh chi tiết từ 1 đến 12 tháng tuổi

Bầu 2 tháng, mẹ hôn mê, con vẫn trọn vẹn 40 tuần trong bụng mẹ, chào đời an toàn