Bệnh tiêu chảy ở trẻ diễn biến rất nhanh, nếu cha mẹ không phát hiện và đưa bé đi thăm khám sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng của con.

Trẻ em bị tiêu chảy thường có triệu chứng ồ ạt, đặc biệt trong 2 - 3 ngày đầu. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong trong một số trường hợp nặng, không kịp thời chữa trị. Do đó các bố mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy, tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của con.

Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy là tình trạng tương đối phổ biến. Thường gây ra do vi khuẩn hoặc virus, cũng có thể do ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hoá... Nếu bệnh diễn biến ở mức độ nặng rất có thể gây tử vong. 

trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột

Mẹ đang cho con bú uống thuốc kháng sinh cũng dễ làm cho trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Rối loạn tiêu hoá: Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, với những bé không bú mẹ mà bú sữa công thức hệ tiêu hóa của con có thể phản ứng trước những tác nhân từ sữa khiến bé bị tiêu chảy.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột: Virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trong đó có rotavirus, Enterovirus tấn công đường ruột của trẻ. Ngoài ra, mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng khiến trẻ dễ bị tiêu chảy.
  • Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy: Sử dụng thuốc kháng sinh cho em bé, hoặc mẹ đang cho con bú mà dùng kháng sinh cũng rất dễ làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Chế độ dinh dưỡng không an toàn: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất nhạy cảm. Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể tiêu chảy khi mẹ sử dụng các loại đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu như ở trẻ lớn, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra những điểm bất thường trong việc đi ngoài của con. Nhưng với trẻ sơ sinh đây lại là vấn đề vô cùng phức tạp mà người lớn cần phải để ý thật kỹ. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Trẻ biếng ăn: Dấu hiệu biếng ăn có thể xuất hiện trước khi bé bị tiêu chảy, bé chán ăn, bỏ bú.

  • Đi ngoài nhiều lần: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ rất dễ nhận biết vì tần suất con đi ngoài nhiều lần trong ngày (từ 5, 6 lần trở lên). Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy lỏng, nhiều nước, có chất nhầy, mùi tanh hoặc chua. Đôi khi trẻ còn bị tiêu chảy ra máu, dẫn đến đau rát hậu môn rất khó chịu cho bé.

  • Bé dễ bị nôn, trớ: Khi trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo nôn trớ do virus Rota hoặc do tụ cầu. Nếu trớ liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và các chất điện giải.

  • Mất nước: Là biểu hiện phổ biến và đáng ngại nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Khi mất nước, trẻ bị khô mắt và khô miệng, tiểu ít hơn bình thường, kém linh hoạt. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy dẫn đến mất nước ở thể nặng quan sát kỹ có thể thấy hiện tượng thóp trũng, da khô. Trẻ biểu hiện lờ đờ, li bì, nếu nặng có thể bị bất tỉnh, hôn mê. Khi đó mạch của trẻ nhanh hoặc không bắt được, huyết áp tụt, có thể không đo được.

  • Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc: Bé bị tiêu chảy thường hay mệt mỏi, quấy khóc, thậm chí có một vài trường hợp hôn mê li bì do mất nước nặng. Cho nên bố mẹ cần có hướng xử lý kịp thời bởi nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí tính mạng của con.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khi trẻ bị đau bụng, làm sao để biết được nguyên do

Khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì? Những điều mẹ cần biết

Rất nhiều mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con nhỏ, thường hay thắc mắc khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Hay Vì sốt ruột con mất nước, người sọp nhanh, nhiều mẹ cố đi hỏi cho ra trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để tìm mua.

Nếu thấy con có những dấu hiệu bị tiêu chảy, các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện tốt các cách xử lý dưới đây:

trẻ bị tiêu chảy thường quấy khóc

Mẹ nên chọn các loại thực phẩm tươi ngon, sạch, chế biến hợp vệ sinh

Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn chủ yếu của con trong 6 tháng đầu đời. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cũng hạn chế tối đa tình trạng đi ngoài và hồi phục nhanh hơn. Nếu ít sữa mẹ có thể cho con bú nhiều lần, hoặc bổ sung sữa công thức, tránh để con bị đói, mất nước.

Lưu ý khi pha sữa phải đúng với công thức, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cần thiết, tránh để vi khuẩn có hại xâm nhập khiến trẻ bị tiêu chảy nặng hơn.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì cho bé nhanh khỏi?

Trong giai đoạn trẻ mới sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vì vậy thực phẩm cho mẹ khi bé sơ sinh bị tiêu chảy vô cùng quan trọng. Mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đầy đủ nước, vitamin, chất xơ và khoáng chất để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé.

Các thực phẩm mẹ nên ăn hàng ngày như gạo, bánh mì, táo, chuối, vì lượng chất xơ có trong các món này giúp phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đặc hơn.

Mẹ cũng nên uống nhiều nước, có thể là nước lọc hoặc các loại sinh tố trái cây nhằm cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, qua đó lượng sữa cho con chất lượng hơn.

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần tránh các món giàu chất đạm, mỡ động vật, thay vào đó là các loại thịt như thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà, trứng…

trẻ bị tiêu chảy dễ mất nước

Trẻ bị tiêu chảy dễ mất nước, mẹ nên cho bé bú thường xuyên

Mẹ cần chọn các loại thực phẩm tươi ngon, sạch, chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo vừa đầy đủ chất dinh dưỡng vừa an toàn.

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Rất nhiều mẹ còn thắc mắc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Uống gì? Riêng đối với trẻ sơ sinh thì thức ăn chủ yếu là sữa. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ mất nước nhiều, vì thế mẹ cần cho bé bú thường xuyên để bổ sung nước.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn 5 lần một ngày, phân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có hiện tượng sủi bọt li ti, nổi bong bóng và có thể có chất nhầy, khả năng cao là trẻ sơ sinh đang bị tiêu chảy sủi bọt.

Nguyên nhân cũng giống như tiêu chảy thường, chủ yếu là do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng cùng hệ miễn dịch của bé còn kém.

Khi bé có dấu hiệu tiêu chảy sủi bọt, mẹ cần theo dõi kỹ. Nếu tình trạng kéo dài, kèm theo các dấu hiệu khác thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Tiêu chảy ở trẻ em không đáng lo ngại nếu bố mẹ phát hiện tình trạng bệnh kịp thời và có hướng xử lý đúng để tránh những biến chứng không mong muốn. Các mẹ hãy trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về các bệnh nói chung và bệnh trẻ bị tiêu chảy nói riêng để chăm con khoẻ, an toàn nha.

>>>Xem thêm các bài viết liên quan:

Kinh nghiệm chăm sóc bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột

Thận trọng với bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh đi ngoài ra nước màu vàng mẹ nên làm gì?