Mấy ngày nay Hà Nội lại đang rầm rộ dịch tiêu chảy các mẹ ạ, đứa đầu nhà em vừa khỏi sốt xuất huyết xong sút gần 2kg, bây giờ lỡ may mà dính tiêu chảy nữa thì chắc em không sống nổi mất. Nuôi con mãi mới tăng được vài lạng, ấy thế mà ốm 1 trận là sút vài kg.



Đứa bé bên cạnh nhà em mới hơn 5 tháng tuổi, không biết thế nào mà hôm qua nghe bố mẹ em kể là bé bị tiêu chảy kéo dài 3-4 ngày rồi nhưng bố mẹ chủ quan, thành ra bệnh nặng thêm bây giờ đang phải cấp cứu trên bệnh viện. Mà còn nghe bảo may cấp cứu kịp không thì cũng nguy hiểm đến tính mạng nữa chứ.



Vậy nên, em cũng vội lên mạng tìm hiểu nguyên nhân rồi các triệu chứng của tiêu chảy, cách phòng bệnh rồi bé bị tiêu chảy dài ngày thời điểm nào nên cho nhập viện ngay để trau dồi kiến thức đảm bảo sức khỏe của con.




Nếu thấy những dấu hiệu này khi bé bị tiêu chảy dài ngày mẹ phải cho nhập viện ngay



Hôm nay rảnh rỗi, lại được nghỉ làm, con thì ông bà chăm nên mới lên đây chia sẻ cho các mẹ nghe nè. Các mẹ nhớ đọc kỹ và lưu lại để giúp con luôn khỏe mạnh nha.



Nguyên nhân của tiêu chảy



Tiêu chảy cũng do nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, hoặc do chế độ ăn của bé…



Mặt khác, tiêu chảy cũng có thể không liên quan đến hệ tiêu hóa mà là triệu chứng của bệnh khác. Chẳng hạn như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa… Vì vậy, loại tiêu chảy này sẽ thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.



Và để trị bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tìm rõ nguyên nhân bằng cách cho trẻ đi khám và làm các xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế hoặc dịch vụ tại nhà. Theo em biết thì chi phí từ 200.000- 400.000 đồng/lần.



Bố mẹ cần làm gì khi bé bị tiêu chảy dài ngày?



Các mẹ cần nhớ, khi trẻ bị tiêu chảy dài ngày và sốt từ 38.3°C - 38.5°C trở lên, hoặc trẻ có biểu hiện đau nhiều, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen (có thể ở dưới nhiều dạng, như Tylenol, Efferalgan, Hapacol, Panadol...) và dùng từ 10 - 15mg/kg/lần, tối đa 4 lần một ngày.



Ngoài ra, nếu trẻ nôn ói nhiều, phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn, uống chậm lại, lượng ít lại, và thường xuyên hơn, để giảm thiểu khả năng bị ói thêm ở trẻ. Đồng thời, cha mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước, sữa, hoặc đút muỗng, bơm vào miệng từ từ và thường xuyên cho trẻ.



Mặt khác, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, khi bị tiêu lỏng nhiều lần và nôn ói, điều này sẽ làm tình trạng sức khỏe của trẻ nặng hơn. Do đó, để tránh những biến chứng này, cha mẹ nên "bù nước và điện giải" cho trẻ.





Ngoài ra, nếu trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa ngoài, phụ huynh nên cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức để bù nước, điện giải và năng lượng cho trẻ.



Đặc biệt, khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, không nên sử dụng dung dịch điện giải. Bởi khi cho trẻ uống điện giải có thể làm trẻ làm trẻ mệt mỏi hơn và giảm uống sữa mẹ/sữa công thức. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng dung dịch điện giải thoải mái hơn với trẻ lớn hơn.



Việc uống nước trái cây nguyên chất sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường. Vì vậy, nếu bạn muốn cho trẻ uống nước trái cây, hoặc nếu trẻ đòi uống nước trái cây khi bé bị tiêu chảy dài ngày không khỏi thì nên nhớ pha loãng 1 phần nước chín với 1 phần nước trái cây.



Trong giai đoạn bệnh, cũng không được cho trẻ uống các loại nước ngọt để tránh tình trạng bệnh xấu hơn.



Việc uống nước trái cây nguyên chất sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường.



Trẻ bị tiêu chảy dài ngày thời điểm nào nên cho nhập viện ngay?



Các bậc cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy dài ngày. Bởi ở độ tuổi này, trẻ sẽ rất dễ bị mất nước và bệnh trở nên nặng hơn 1 cách không thể kiểm soát.





Bên cạnh đó, nếu vẫn có thể điều trị tại nhà, thì bác sĩ sẽ hẹn người nhà mang bé đến tái khám khá thường xuyên. Có thể từ 6 - 12 giờ một lần, việc này giúp theo dõi sát tình trạng bệnh.



Đặc biệt, cần cho trẻ đến bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu dưới đây:



Khi trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức



Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày



Bạn cảm thấy lo lắng



Trẻ than đau bụng nhiều, thường xuyên



Trẻ đi ngoài phân có máu



Trẻ có dấu hiệu mất nước



Trong khi trẻ vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều nhưng không chịu ăn uống gì



Trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ



Mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên nhưng trẻ vẫn nôn ói nhiều



Khi trẻ nôn ói, chúng ta thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)



Xem video tại đây:



Những điều các mẹ cần biết về bệnh tiêu chảy cấp



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2018/04/lEEylyNb6v-480x360.jpg