Trẻ bị táo bón là một vấn đề khá phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu tìm ra phương phạm điều trị hiệu quả nhất.

Táo bón là hiện tượng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Về cơ bản, tình trạng trẻ bị táo bón thường sẽ không quá nghiêm trọng nhưng nếu các bậc phụ huynh chủ quan và để hiện tượng này xảy ra thường xuyên, kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Vậy những dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón sẽ như thế nào?… Tất cả các câu hỏi cũng như vấn đề liên quan sẽ được giải thích đầy đủ qua bài viết dưới đây!

Hiện tượng trẻ bị táo bón

- Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em?

nguyên nhân trẻ bị táo bón

Con bị táo bón thường xuyên khiến nhiều phụ huynh vô cùng đau đầu

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ em, trong đó thường gặp nhất là ở các nguyên nhân sau:

  • Táo bón do thiếu nước và chất xơ. Cụ thể là do bé uống quá nhiều nước ngọt, ít uống nước lọc và ăn ít hoa quả cũng như rau tươi, dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón nặng
  • Táo bón do lười vận động. Thói quen chỉ quanh quẩn trong nhà xem tivi, chơi điện tử, ít ra ngoài đi lại, chạy nhảy khiến nhu động ruột bị "ì" lâu ngày dẫn đến táo bón.

  • Táo bón do sử dụng thuốc. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, huốc giảm ho, điều trị tiêu chảy… có thể gây tác dụng phụ làm phân trở nên khô rắn, khó di chuyển khiến bé khó đi ngoài, dần dần khiến trẻ bị táo bón lâu ngày.

  • Việc trẻ nhịn không chịu đi ngoài là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.

- Dấu hiệu trẻ bị táo bón?

Giải đáp cho câu hỏi trẻ bị táo bón phải làm sao thì trước tiên, các bậc cha mẹ phải nhận biết được những dấu hiệu dưới đây để tìm ra được cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

  • Trẻ biếng ăn, hoặc ăn ít hơn bình thường;
  • Các bé thường có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh. Hiện tượng này có thể giải thích là việc phân trở nên cứng khiến hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu. Nguy hiểm hơn nữa là sẽ hình thành tâm lý sợ đau, bé sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh, điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Són phân không kiểm soát: Khi trẻ bị táo bón cũng đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng;
  • Với trẻ lớn đã ý thức được thì khi bị táo bón sẽ cáu kỉnh, mất ngủ, kém tập trung: Do não nhiễm chất độc từ phân. Với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

- Hậu quả của táo bón ở trẻ là gì?

Việc để tình trạng táo bón ở trẻ xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Mắc trĩ nội và trĩ ngoại
  • Khiến trẻ bị nứt hậu môn
  • Ảnh hưởng tới tâm lý của bé
  • Tích tụ độc tố bên trong cơ thể của con
  • Mắc bệnh xuất huyết đại tràng
  • Trẻ bị tắt ruột
  • Suy dinh dưỡng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị táo bón và cách khắc phục

Cách điều trị trẻ bị táo bón theo từng độ tuổi, giai đoạn nhất định

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, độ tuổi và giai đoạn phát triển của mỗi bé mà có cách điều trị táo bón phù hợp và hiệu quả. Nhưng các mẹ có thể áp dụng một số cách cơ bản tại nhà dưới đây:

- Tăng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men cho trẻ bị táo bón

trẻ bị táo bón nên ăn gì

Thực đơn của trẻ bị táo bón cần được cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ,…

  • Chất xơ không hòa tan: Có trong cám lúa mì, rau và ngũ cốc. Chất xơ này giúp phân mềm hơn để dễ dàng đi qua đường tiêu hóa.

  • Chất xơ hòa tan: Có trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu lăng và đậu Hà Lan, trái cây và rau quả. Chất xơ này hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel giúp làm mềm phân của bé.  

  • Ngoài ra, nhiều chị em thắc mắc trẻ bị táo bón nên ăn gì ngoài bổ sung chất xơ kể trên thì cần lưu ý cho con ăn một lượng vừa đủ tinh bột và chuối và hạn chế cho con ăn đồ ngọt, uống nước ngọt và những loại thực phẩm giàu chất béo.

- Uống đủ nước

  • Trẻ sơ sinh bị táo bón không được uống nhiều quá 50ml nước/ngày. Các mẹ có thể cho trẻ uống thêm ít nước có màu sẫm như nước ép mận hoặc lê.
  • Với trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón, mẹ cần phải bổ sung sữa mẹ nhiều hơn bình thường, ít nhất từ 200ml sữa mẹ/ ngày.
  • Trẻ ăn dặm bị táo bón cần uống 600 ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…).
  • Trẻ 6 tháng bị táo bón được khuyến nghị cần cung cấp cho cơ thể khoảng 700ml nước/ngày, bao gồm nước lọc, sữa, nước ép trái cây tươi, nước cháo, súp…

- Điều chỉnh hành vi tâm lý của trẻ

cách chữa trẻ bị táo bón

Phụ huynh cần tập cho con thói quen đi tiêu đều đặn.

  • Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, mỗi ngày 1 lần.
  • Khuyến khích trẻ không được nhịn đi vệ sinh.
  • Hướng dẫn bé ngồi đúng tư thế toilet để 2 đầu gối cao hơn hông, tốt nhất các mẹ nên cho bé ngồi xổm.

- Xoa bụng bé hằng ngày

Một tip nhỏ hiệu quả dành cho cha mẹ khi con bị táo bón là hãy xoa bụng bé hằng ngày để kích thích nhu động ruột, giúp ruột già của trẻ đào thải phân dễ dàng hơn. 

Trước khi thực hiện cách này, phụ huynh nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.

Hy vọng, những kiến thức hữu ích trên đây đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón. Ngoài ra, khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.

>>> Xem thêm bài gốc tại: https://kidshealth.org/en/parents/constipation.html

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Ăn uống chữa trị bệnh táo bón cho trẻ

Con bị táo bón và cách chữa

Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị táo bón?