Ở tuổi 40, chúng ta đã bước qua cái thời 20 xuân xanh đầy háo hức, qua rồi cái tuổi 30 tìm kiếm vị trí và khẳng định bản thân. Lúc này, chúng ta đang ở độ tuổi 'chín muồi', hầu hết mọi người đã có gia đình ổn định và có được vị trí nhất định trong xã hội. Chúng ta cũng bắt đầu tận hưởng cuộc sống theo cách riêng. Song, đây cũng là lúc mà sức khỏe có những dấu hiệu cảnh báo đáng ngại khi mà nhiều bệnh mạn tính dần 'xuất đầu lộ diện'. Nguy cơ đột quỵ cũng tiềm ẩn đâu đó, có thể tới bất thình lình khiến một người đang trên đà danh vọng trở thành 'không ngỏm cũng tàn phế'. 

Theo thông tin từ Sức khỏe & Đời sống, đột quỵ ở tuổi 40 - 45 chiếm tới 30%. Trong đó, 50% người không qua khỏi, 70% người sống sót nhưng không thể trở lại làm việc bình thường. Thật khó để biết trước đột quỵ sẽ đến vào thời điểm nào. Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Mọi người nên theo dõi sức khỏe từ tuổi 40 là điều vô cùng cần thiết.

Mình đọc trên tờ Người Lao động có nhắc tới rằng: nếu từ tuổi 40 mà cùng lúc thấy 3 điều này thì phải hết sức cẩn trọng vì dễ bị đột quỵ lắm các mẹ. Thông tin cụ thể, mình để bên dưới nhé.

hình ảnh

Đột quỵ có thể gặp ở cả phụ nữ lẫn nam giới. Ảnh minh họa, nguồn: ifeng

Cẩn trọng với nguy cơ đột quỵ từ tuổi 40 nếu...

Tờ Người Lao động đưa tin: Một số tình trạng sức khỏe tưởng chừng không quá đáng ngại nhưng nếu để kéo dài và kết hợp với nhau vào độ tuổi 40 - 50 thì nguy cơ đột quỵ - đau tim và qua đời sớm đều tăng khoảng 1/3.

Đây là kết quả nghiên cứu do TS. Lena Lonnberg (Bệnh viện quận Vastmanland ở Vasteras - Thụy Điển) công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch châu Âu. Để đi đến kết luận này, tác giả đã sử dụng dữ liệu của hơn 34.000 người từ độ tuổi 40 - 50 từng đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong quận. Họ được thu thập chi tiết về chỉ số chiều cao, cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết, vòng eo và vòng hông. Đồng thời, những người này cũng hoàn thành một bảng hỏi về lối sống, tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường và các yếu tố kinh tế xã hội khác. 

Có 5 yếu tố tác động xấu đến sức khỏe gồm: Béo bụng, đường huyết lúc đói cao, cao huyết áp, cholesterol xấu cao, trygliceride cao. Trong đó, triglyceride và cholesterol xấu là hai yếu tố mà dân gian vẫn gọi là 'mỡ máu'. Chỉ cần mắc 3 trong 5 yếu tố này thì sẽ được coi là mắc hội chứng chuyển hóa. 

Với tiêu chí này, rất nhiều người đang sống chung với hội chứng chuyển hóa. Vấn đề là mọi người cho rằng đó là điều bình thường vì có quá nhiều người xung quanh cũng gặp phải. 

Tuy nhiên, nghiên cứu từ Thụy Điển cũng chỉ ra: Việc để hội chứng chuyển hóa tồn tại trong giai đoạn từ 40 - 50 tuổi có tác dộng rất nặng nề. Chỉ với mức tăng thấp của 3 trong 5 yếu tố trên thì nguy cơ qua đời do mọi nguyên nhân cao hơn 30%. Trong đó, tình trạng béo bụng do thừa cân đi kèm với ít nhất 2 yếu tố còn lại là phổ biến nhất. 

Con số này được đúc kết từ những 'sự ra đi' thực trong quá trình theo dõi kéo dài suốt 27 năm, khi đối chiếu nhóm mắc hội chứng chuyển hóa với những người khỏe mạnh. Hội chứng chuyển hóa cũng làm tăng đến 35% nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Con số này mới chỉ tính những người không qua đời sau 2 tai biến này. 

GS. Sir Nilesh Samani (Giám đốc Quỹ Y tế Anh) nhấn mạnh: Ngay cả khi bạn cảm thấy ổn, sự gia tăng nhỏ về huyết áp, vòng eo, mỡ máu và đường huyết đều có thể có tác động đáng kể tới nguy cơ đau tim và đột quỵ trong tương lai.

hình ảnh

Từ tuổi 40, nguy cơ đột quỵ cao hơn. Ảnh minh họa, nguồn: ifeng

Đột quỵ tuổi 40: Dấu hiệu cảnh báo không thể bỏ qua

Nhiều người hay nhầm đột quỵ với tình trạng trúng gió, say nắng hay ngất xỉu. Song, đột quỵ có những dấu hiệu nhận biết cơ bản, nó được gói gọn trong nguyên tắc F.A.S.T. Cụ thể:

+ F (Face, khuôn mặt): Khi bị đột quỵ, một bên mặt người bệnh xệ xuống, miệng méo, mắt nhắm không kín, giãn nếp nhăn trên trán…

- A (Arm, tay): Người bệnh có thể bị một trong hai tay hoặc cả 2 tay không đưa lên được, yếu chân, dễ té ngã

- S (Speech, giọng nói): Người bệnh có thể không nói được hoặc nói ú ớ, giọng nói bị thay đổi

- T (Time, thời gian): Khi bị đột quỵ, việc nhanh chóng cứu chữa là điều quan trọng nhất để cứu sống người bệnh; tiêu chí này được nhấn mạnh bằng cụm từ “Time is Brain” (thời gian là não).

Đặc biệt, bản thân mọi người khi thấy có cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần hết sức chú ý. Bởi, theo thống kê cho thấy: Có tới 80% người xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong khoảng 6 tháng tơi.