Các bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng sức khỏe của con khi trẻ mọc răng chậm dù đã đến tuổi.

Trẻ mọc răng chậm là nỗi phiền muộn chung của những người làm cha mẹ. Khi nhìn thấy con mình vẫn cười "móm mém" mà không hề có chiếc răng sữa nào, khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng tình trạng này chủ yếu do thiếu hụt canxi, nhưng liệu đây có thực sự là lý do? Bài viết sau đây sẽ giải thích cho các mẹ về những nguyên nhân và nguy hiểm khi trẻ mọc răng chậm.

Trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu hụt canxi?

Đúng vậy. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân khiến cho bé bị chậm mọc răng. Bởi chúng khiến cho mầm răng của trẻ không thể phát triển dài ra để mọc lên.

Theo các chuyên gia, canxi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Nó cần thiết cho hoạt động của cơ bắp, hệ thống thần kinh và tim. Ngoài ra, chúng cũng giúp phát triển xương và duy trì khối lượng xương ở trẻ.

trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu canxi

Canxi rất quan trọng cho quá trình mọc răng ở trẻ

Bên cạnh việc khiến trẻ mọc răng chậm thì việc thiếu Canxi còn gây ra những hậu quả sau:

  • Mất ngủ
  • Cơ bắp bị chuột rút
  • Đau cơ
  • Hay giật mình, co giật
  • Chậm mọc tóc
  • Động kinh do giảm cung cấp oxy cho não
  • Nồng độ canxi thấp có thể gây ra huyết áp thấp ở trẻ nhỏ.

Những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm

Ngoài thiếu hụt Canxi thì nhưng triệu chứng sao đây cũng gây nên tình trạng mọc răng chậm ở trẻ:

Di truyền

Trẻ mọc răng chậm có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Vì thế, nếu phụ huynh từng mắc hội chứng mọc răng chậm thì con cái sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tương tự.

Sinh không đủ tháng

Trường hợp các bé bị sinh non thường mọc răng chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Tuy thời gian khá chậm nhưng cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con, bố mẹ không cần phải lo ngại.

Còi xương, suy dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn khiến lượng dinh dưỡng được hấp thụ kém dễ dàng gây nên tình trạng mọc răng chậm. Trường hợp này, cũng được xem là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. 

Hội chứng Down

Trường hơp bị hội chứng Down thì thời gian trẻ mọc răng sẽ chậm hơn so với bình thường. Trẻ bị Down có thể tới tháng 24 mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Tới 4-5 tuổi trẻ mới có thể mọc đầy đủ răng chính.

Suy giảm tuyến giáp

Suy giáp là tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp để cơ thể hoạt động bình thường. Suy giáp thường ảnh hưởng đến nhịp tim, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể.

những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm

Trẻ mọc răng chậm cũng có thể do mắc chứng suy giảm tuyến giáp 

Bé sẽ bị chậm trong việc đạt được một số mốc quan trọng như: đi bộ, mọc răng và thậm chí là nói chuyện.

Nhiễm khuẩn khoang miệng

Trẻ bị mắc một số bệnh lý trong khoang miệng như viêm nướu, nhiệt miệng, tưa lưỡi,... có thể làm nướu bị tổn thương, ngứa ngáy hoặc chảy máu làm nướu bị yếu. Từ đó, có thể gây nên tình trạng trẻ mọc răng chậm.

Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết khác

Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung những vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình trẻ mọc răng bao gồm: Vitamin D, Kẽm, Sắt, Magie,... Thiếu những chất này sẽ khiến cho quá trình mọc răng ở trẻ bị chậm hơn bình thường.

Bài viết liên quan: Mâm bốc thôi nôi cho bé có những gì mới đúng lễ nghi?

Trẻ mọc răng chậm có gây nguy hiểm

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ mọc răng chậm vì chúng không gây nguy hiểm cho con và cũng không nên so sánh với các trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau.

Thường thì, trẻ bị thiếu canxi sẽ chậm mọc răng hơn các trẻ khác, nhưng mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường.

Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng. Đối với các trẻ mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Các con có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, trẻ khóc thường xuyên vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.

Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên coi thường việc trẻ mọc răng chậm, vì nếu để tình trạng này quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như:

  • Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa mọc quá chậm;

  • Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm, tạo thành “hàm răng đôi”. Hệ quả là răng sữa và răng vĩnh viễn tồn tại song song khiến cho bé có hai hàm răng;

  • Viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu;

  • Sâu răng, ngay khi răng còn ở dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng vẫn có thể phát triển. Tình trạng này có thể lây lan, khiến cho trẻ bị sâu răng nhiều chiếc cùng lúc.

Cách khắc phụ khi trẻ mọc răng chậm

Để giúp các con không bị mọc răng châ, các mẹ nên áp dụng một số phương pháp sau đây:

Tập cho trẻ ăn thức ăn khô cứng

Mẹ có thể cho con ăn thức ăn mềm, nhuyễn hoặc những món ăn vặt dễ ăn cho trẻ, song không nên kéo dài quá lâu. Các mẹ nên tập cho trẻ ăn dần thức ăn khô cứng, bánh quy cho trẻ mọc răng.

Cho trẻ tắm nắng bổ sung Vitamin D

Vitamin D là chất không thể thiếu khi bổ sung Canxi cho trẻ chậm mọc răng. Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích tốt cho trẻ như tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ cứng cáp, ngoài ra còn giúp trẻ hấp thu Canxi tốt hơn.

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng

Trẻ cần được cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bao gồm:

mẹ cần làm gì để trách việc trẻ mọc răng chậm

Các mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất để trẻ mọc rặng thuận lợi

  • Chất đạm: Giúp trẻ phát triển hệ cơ. Cung cấp đủ chất đạm giúp trẻ phát triển thể chất.
  • Chất béo: Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ không hay bị ốm vặt và phát triển khỏe mạnh
  • Sắt: Sắt giúp bổ sung máu và giúp cơ thể trẻ hoạt động tốt. Thiếu Sắt khiến sức đề kháng của trẻ yếu ảnh hưởng tới quá trình mọc răng bình thường.
  • Magie: Thiếu Magie khiến trẻ bị chậm lớn, hấp thu kém Canxi làm trẻ chậm mọc răng.
  • Colostrum: Có tác dụng tăng cường sức đề kháng và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể trẻ.
  • FOS: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trẻ dễ hấp thu dưỡng chất để khỏe mạnh và phát triển tốt.

Cho con đi khám bác sĩ

Phụ huynh cần lưu ý khi thấy con có trường hợp biểu hiện da xanh xao, chậm đi, răng hay sâu, chân vòng kiềng ở trẻ,... Các mẹ cần phải lập tức đưa con đến ngay bác sĩ để thăm khám và tìm phương pháp điều trị hợp lí. Đó đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị thiếu Canxi hoặc thiếu dinh dưỡng trầm trọng.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các mẹ giải tỏa nỗi lo lắng và hiểu hơn về tình trạng trẻ mọc răng chậm. Có thể đây là một triệu chứng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thế nhưng bậc phụ huynh vẫn không nên ỷ lại mà chủ quan trong việc chăm con. Vẫn như mọi khi, lời khuyên cuối cùng là các mẹ nên chủ động đưa con tìm gặp bác sĩ khi thấy bé gặp triệu chứng không hay nhằm tránh những rủi ro liên quan đến sức khỏe

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Sử dụng xe tập đi cho con: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

Cai sữa cho bé thành công: 5 "thời điểm vàng", 4 cách giúp mẹ