Trẻ ho liên tục trên 4 tuần thì được gọi là ho kéo dài. Điều này không chỉ khiến bé khó chịu mà ba mẹ cũng mệt mỏi không kém.

Thời tiết chuyển mùa, không khí ô nhiễm, hệ miễn dịch kém đều khiến cơ thể trẻ dễ sinh bệnh, trong đó ho là triệu chứng rất hay gặp. Trẻ ho dai dẳng từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng khác không phải là tình trạng hiếm. Nhìn con ho rũ rượi khiến ba mẹ không khỏi đau đầu lo lắng. 

Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia và của các mẹ có kinh nghiệm về một số cách hữu hiệu giúp giảm cơn ho cho trẻ. Hy vọng sẽ giúp được chị em phần nào trong hành trình chăm con.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa trẻ ho kéo dài

Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ho kéo dài

trẻ ho dai dẳng

Trẻ ho dai dẳng thường rất mệt mỏi

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Khi các cơ quan như mũi, họng, xoang hay hầu hoặc thanh quản bị viêm nhiễm thì tình trạng ho bắt đầu xuất hiện. Kèm theo ho, trẻ còn có thể bị sốt, hắt hơi, chảy nước mũi trong.
  • Hen phế quản: Đây là một loại bệnh lý viêm mạn tính của phế quản và thường gặp ở trẻ em. Phấn hoa, thời tiết, ô nhiễm môi trường,.. hoặc do di truyền là những yếu tố gây hen phế quản. Trẻ mắc bệnh thường rơi vào tình trạng ho khan nhiều đợt, trẻ ho thành từng cơn cùng với triệu chứng tức ngực, thở khò khè.
  • Chảy dịch mũi sau: Nguyên nhân là do trẻ bị dị ứng hoặc nhiễm virus làm sinh ra một lượng chất nhầy quá mức chảy xuống cổ họng gây ra tình trạng ho kéo dài.
  • Trào ngược dạ dày: Xảy ra khi axit dạ dày bị thoát ra, trào ngược trở lại thực quản, gây kích thích niêm mạc thực quản. Lúc này, trẻ thường bị ho trong khi ăn, sau khi ăn no hoặc khi nằm xuống kèm theo ợ chua hoặc buồn nôn.
  • Ho gà: Đây là bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Khi bị mắc bệnh, ở giai đoạn khởi phát, trẻ ho rũ rượi, ho thành từng cơn, nghiêm trọng hơn là ho kèm sốt, nôn, ngừng thở hoặc bị tím tái.
  • Viêm phổi: Đây là bệnh thường gặp với nguyên nhân chủ yếu do virus gây ra. Trẻ bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, sốt, ăn kém, mệt mỏi,…

Cách phòng ngừa việc trẻ ho kéo dài

  • Chú ý tiêm phòng vắc xin cho trẻ, cho trẻ tiêm vắc xin cúm hoặc viêm phổi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn khoa học, đủ chất,  Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,... để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Nên cho bé vận động ngoài trời, hình thành ở trẻ thói quen tập thể dục, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
  • Hạn chế các tác nhân dễ gây kích ứng, dị ứng như: lông thú, khói bụi, khói thuốc lá, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, ăn đồ ăn lạnh quá nhiều.
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang và tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên để loại bỏ những tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây ho ở trẻ em

Cách chăm sóc và những mẹo dân gian hỗ trợ giảm cơn ho kéo dài

Cách chăm sóc trẻ ho tại nhà hiệu quả

  • Cho trẻ ăn hoặc cho bú nhiều lần trong ngày để trẻ có năng lượng chống chọi với bệnh.
  • Cho trẻ uống đủ nước vì khi trẻ sốt, ho thì cơ thể rất dễ mất nước qua da và đường thở.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Có thể vệ sinh bằng nước muối mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
  • Nếu cần dùng thuốc ho cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Những mẹo dân gian giúp hỗ trợ giảm ho kéo dài

  • Chanh: Quả chanh được biết đến là loại trái cây chứa lượng lớn Vitamin C, là loại vitamin giúp cơ thể xây dựng hệ thống miễn dịch. Chanh chứa hoạt chất kháng khuẩn, dùng hiệu quả trong các bài thuốc trị ho dai dẳng kéo dài và ho khan. Sự kết hợp của nước chanh và mật ong, hay chanh pha cùng mật ong và gừng đều là những mẹo dân gian chữa ho rất hay.
  • Xông hơi: Khi trẻ ho nên cho trẻ xông hơi vào ban đêm để giảm ho. Đây cũng là giải pháp hiệu quả. Mẹ có thể có thể thêm một vài giọt dầu khuynh diệp vào nước tắm để dịu ho nhanh hơn. Cần chú ý tắm nhanh, phòng tắm kín và tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi cho trẻ xông hơi để tránh tai nạn bỏng.
  • Gừng: Gừng có thể loại bỏ đờm trong cổ họng giúp trẻ ho kéo dài cảm thấy đỡ hơn. Thêm một muỗng canh gừng băm nhỏ vào cốc nước sôi để làm trà gừng cho bé uống sẽ giúp trẻ thoải mái và ấm họng rõ rệt.
  • Mật ong: Mật ong được xem là một phương thuốc làm dịu và giảm cơn ho hiệu quả. Theo nghiên cứu, mật ong có chứa các chất chống oxy hoá và một số đặc tính kháng khuẩn khác giúp quá trình điều trị ho hiệu quả hơn. Dùng mật ong cho trẻ cũng giúp chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của trẻ tốt hơn và ít bị gián đoạn vì những cơn ho dai dẳng.

chanh mật ong trị trẻ ho kéo dài

Chanh và mật ong trị trẻ ho kéo dài rất hiệu quả

Nhìn con ho dai dẳng không ba mẹ nào chịu đựng nổi nhưng hệ miễn dịch bé con còn yếu nên việc nhiễm bệnh là rất phổ biến. Ho, sốt, sổ mũi đều là những bệnh thường gặp ở trẻ nên ba mẹ cần bình tĩnh và xử lý từng bước. Theo dõi tình trạng của con để phát hiện kịp thời, đưa con nhập viện ngay khi bệnh có dấu hiệu trở nặng. Trong trường hợp trẻ vẫn vui chơi bình thường thì ba mẹ cần thực hiện các mẹo dân gian để chấm dứt tình trạng trẻ ho kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

>>> Xem thêm bài viết tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/tre-ho-keo-dai-nguyen-nhan-va-huong-khac-phuc-s64-n28103

https://vietnamnet.vn/9-meo-dan-gian-tri-ho-cho-be-cuc-hieu-qua-do-bac-si-my-binh-chon-318451.html

https://bvndtp.org.vn/cham-soc-tre-ho-tai-nha/

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Làm gì khi trẻ ho?

Kiêng kỵ khi trẻ ho đàm

Trẻ ho - Chớ vội dùng kháng sinh