Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối bắt đầu từ tuần thứ 28 đến 40 tuần của thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối là giai đoạn thú vị và hồi hộp nhất đối với nhiều mẹ bầu. Chắc chắn mẹ sẽ rất sốt ruột khi được gặp đứa con bé bỏng của mình, nhưng hãy chờ đợi thêm môt chút nữa thôi vì chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ rất bận rộn với công việc làm mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về sự phát triển của bé yêu trong 3 tháng cuối, để từ đó có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất để đón chào con yêu chào đời nhé.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối được tính từ tuần thai bao nhiêu?

3 tháng cuối của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 28 đến 40 tuần của thai kỳ, kéo dài khoảng 13 tuần, nhưng trong thực tế, tam cá nguyệt thứ ba sẽ kết thúc khi mẹ sinh em bé.

Khi em bé bắt đầu được 39 tuần, thai kỳ của mẹ được coi là đủ tháng. Trên thực tế, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh được sinh đúng vào ngày dự sinh vì đa phần em bé sẽ được sinh sớm trước 2 tuần so với ngày dự sinh.

sự phát triển của thai nhi trong ba tháng cuối

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối rất quan trọng

Một số trẻ sinh trước 37 tuần, được gọi là sinh non. Vì vậy khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, điều quan trọng mẹ là phải biết các dấu hiệu của chuyển dạ sinh non để đề phòng trường hợp đứa trẻ ra đời sớm hơn dự định.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Theo quan sát cho thấy, thai nhi sẽ tăng cân rất nhanh trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. 

Vào thời điểm mới sinh, em bé thường có cân nặng dao động khoảng từ 2,9 - 3,8kg, chiều cao trung bình từ 50cm - 53cm, chu vi vòng đầu trung bình của trẻ trai là 34,3cm và trẻ gái là 33,8cm.

Dưới đây là một số cột mốc phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba:

sự phát triển của thai nhi theo tuần

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần trong 3 tháng cuối

28 tuần: Thai nhi mở mắt

Khi mẹ mang thai được 28 tuần, em bé trong bụng đã có thể biết mở và nhắm mắt, thậm chí có thể cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng. 

30 tuần: Lông tơ biến mất

Trong tam cá nguyệt thứ hai, em bé mọc một lớp lông mịn, gọi là lông tơ khắp cơ thể nhưng đến tuần thứ 30, các lông tơ bao phủ cơ thể của bé đang bắt đầu biến mất. Tuy nhiên mẹ đừng ngạc nhiên nếu nhận thấy một vài sợi lông còn sót lại khi em bé mới sinh ra.

31 Tuần: Kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Bộ não của bé đang trưởng thành và phát triển nhanh chóng trong tuần này. Bây giờ em bé đã có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể của mình và không còn phải dựa vào nhiệt độ nước ối của mẹ để kiểm soát nhiệt độ Đây cũng là lý do vì sao mẹ nên thực hành tiếp xúc da kề da sau khi bé chào đời để giúp bé điều hòa thân nhiệt của con yêu.

34 tuần: Quay đầu xuống

Vào khoảng thời gian mẹ mang thai được 34 tuần, em bé rất có thể sẽ quay đầu xuống để chuẩn bị chào đời. Nếu em bé không ở tư thế ngôi đầu như nhiều thai nhi khác thì rất có khả năng mẹ sẽ phải chuẩn bị tâm lý cho ca mổ lấy thai khi em bé đủ tháng đủ ngày.

39 Tuần: Em bé đủ tháng

Khi  mẹ bắt đầu mang thai được 39 tuần, em bé lúc này được xem là đủ tháng. Tất nhiên, em bé sẽ tiếp tục phát triển và các cơ quan chính như phổi và não trong những năm tới, nhưng ngay tại thời điểm này, bé yêu đã sẵn sàng để bắt đầu đến với thế giới của mẹ.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối khiến mẹ gặp những triệu chứng nào?

Dưới đây là một số triệu chứng mang thai mà mẹ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba:

Khó thở

Khi tử cung của mẹ lớn hơn sẽ đè lên cơ hoành khiến mẹ có thể cảm thấy khó thở. Lúc này điều mà mẹ cần làm là di chuyển chậm hơn và đứng lên hoặc ngồi thẳng để phổi của có nhiều không gian để giãn nở hơn.

theo dõi sự phát triển của thai nhi

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối khiến mẹ bầu dễ bị khó thở

Nếu nhịp thở của mẹ thay đổi đột ngột, hoặc nếu mẹ bị ho hoặc đau ngực, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Và điều đáng mừng là khi khi em bé đã lọt vào khung xương chậu để chuẩn bị chào đời thì mẹ sẽ cảm thấy việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn một chút do áp lực được đẩy ra khỏi phổi của mẹ.

Đi tiểu thường xuyên

Khi bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ có thể thấy mình cần đi tiểu thường xuyên hơn.

sự phát triển của thai nhi tăng tốc cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, sự phát triển của thai nhi càng hoàn thiện hơn

Điều này là do khi em bé di chuyển xuống sâu hơn trong khung xương chậu của mẹ thì bàng quang cũng bị đè lên. Mẹ cũng có thể thấy mình thường xuyên xì hơi nhiều hơn, đặc biệt là khi cười, hắt hơi, cúi người...

Bàn chân và mắt cá chân bị sưng

Nhiều bà mẹ thấy chân mình bị sưng hơn sau khi thức dậy buổi sáng, hiện tượng này được gọi là phù nề ở mắt cá chân và bàn chân, nguyên nhân là do cơ thể mẹ tích nước nhiều hơn, thay đổi nội tiết tố và tăng cân. Để cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể ngâm chân trong nước ấm và đi những đôi dép có kích thước lớn hơn

Da bụng bị ngứa

Khi bụng to lên, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy bụng bị ngứa khi da căng ra và khô đi. Hãy thử thoa kem dưỡng ẩm và giữ ẩm tốt có thể giảm được vấn đề khó chịu này.

Đau nướu và cảm giác răng lỏng hơn

Nướu của mẹ có thể cảm thấy nhạy cảm và chúng có thể bị sưng hoặc chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Mẹ có thể xúc miệng bằng nước muối và dùng bàn chải mềm hơn. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do những thay đổi về nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến các dây chằng nha chu giữ chân răng của mẹ ở đúng vị trí. Kết quả là, răng của mẹ có thể cảm thấy lỏng lẻo hơn.

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể gặp phải các cơn gò cứng bụng, được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks. Các cơn co thắt này có thể bắt đầu nhẹ và cảm giác như bị thắt chặt ở bụng, nhưng khi gần đến ngày dự sinh, chúng có thể trở nên dồn dập và đau đớn hơn.

Mẹ có thể sẽ thắc mắc rằng làm thế nào để phân biệt giữa Braxton Hicks và các cơn gò chuyển dạ thật. Về cơ bản, Braxton Hicks đến bất thường và thường biến mất nếu mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí; còn các cơn co thắt chuyển dạ thật thì sẽ trở nên đều đặn hơn theo thời gian và không biến mất. Lúc này mẹ nên gọi điện cho bác sĩ theo dõi và đừng quên nhập viện khi đã tiến rất gần đến những ngày dự sinh cuối cùng.

Sau cùng, sự phát triển của thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ có ý nghĩa rất lớn về sức khỏe thể chất lẫn trí não, do đó mẹ hãy cố gắng làm những gì tốt nhất từ nghỉ ngơi, dinh dưỡng đến vận động hợp lý để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn suôn sẻ sắp tới nhé!

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Sự phát triển não bộ của thai nhi qua từng giai đoạn thai kỳ

Sự phát triển thai nhi theo từng tháng tuổi và cách dưỡng thai đúng