Thực tế cho thấy nhiều mẹ bầu bị nghén ngủ khi mang thai.

Nếu mẹ bầu thấy mình thường xuyên ngủ liên tục từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị nghén ngủ. Theo các bác sĩ sản khoa cho biết, mặc dù thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt thay đổi theo độ tuổi của mẹ bầu, tuy nhiên ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày là khoảng thời gian mà tất cả mẹ bầu nên duy trì mỗi ngày. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén ngủ

Nghén ngủ xuất hiện khi nào? Đa phần mẹ bầu thường trải nghiệm cảm giác nghén ngủ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguyên nhân là do trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng máu và mức progesterone của mẹ bầu tăng lên, điều này có thể khiến mẹ cảm thấy cơ thể lúc nào cũng thèm được ngủ.

nghen-ngu-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc 1

Nghén ngủ khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu mệt mỏi

Vào tam cá nguyệt thứ ba, khi cân nặng của em bé trở nên nặng nề và cảm xúc lo lắng về việc sắp chuyển dạ có thể khiến cơ thể mẹ càng muốn được nằm dài trên giường để chìm sâu vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, ngoài những thay đổi về nội tiết tố và sinh lý, mẹ bầu buồn ngủ cũng có thể liên quan đến việc thường xuyên cảm thấy buồn tiểu cũng khiến mẹ không ít lần phải thức giấc để chạy vào nhà vệ sinh. Hệ quả là ban ngày các mẹ sẽ càng buồn ngủ và cảm thấy không còn sức lực để làm việc.

Nghén ngủ trong thai kỳ có ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi không?

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng vào ban đêm có thời gian chuyển dạ lâu hơn và có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4 - 5 lần. Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng những phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng có thời gian chuyển dạ lâu hơn và có nguy cơ phải mổ lấy thai cao gấp 5,2 lần. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mẹ bầu  bị nghén ngủ nhiều sẽ tốt cho sức khỏe, thực tế cho thấy khi ngủ nhiều trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đến một vài yếu tố như:

nghen-ngu-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc 5

Nghén ngủ khi mang thai quá nhiều khiến mẹ bầu lười hoạt động

  • Ngủ nhiều khiến cho cơ thể mẹ phải nằm yên một chỗ, việc thiếu vận động dễ dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương dễ gãy. Cơ thể mẹ sẽ không còn linh hoạt, tinh thần giảm sút, kém minh mẫn.
  • Nằm nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên đến phổi gây thuyên tắc phổi với các triệu chứng: Thở dốc, khó thở, đau khi thở, ngất xỉu, mất ý thức, tim đập nhanh, môi và các đầu ngón tay bị tím do thiếu oxy.
  • Lười vận động còn là nguyên nhân làm gia tăng mức đường huyết gây tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, quá trình vượt cạn của mẹ sẽ kéo dài hơn và khó khăn hơn do không đủ sức khỏe cũng như sức chịu đựng những cơn đau khi sinh thường.

Nghén ngủ khi mang thai có phải là dấu hiệu sinh con gái hay con trai?

Nghén ngủ sinh con trai hay gái? Nhiều người dựa vào hiện tượng nghén ngủ để dự đoán giới tính thai nhi. Có ý kiến cho rằng khi mẹ mang bầu bé gái, nguyên nhân là do hormone tương đồng giữa mẹ và con khiến mẹ thích được ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có lý giải cho rằng việc mang bầu con trai khiến mẹ mệt mỏi nên gây ra hiện tượng nghén ngủ ban ngày do buổi đêm bị mất ngủ.

nghen-ngu-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc 2

Nghén ngủ khi mang thai không dự đoán được giới tính thai nhi

Vì vậy chưa có bằng bằng chứng nào cho rằng triệu chứng nghén ngủ có liên quan đến giới tính của thai nhi. Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại nhiễm sắc thể nhận từ bố mẹ và hình thành từ ngay khi trứng gặp tinh trùng. 

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nghén ngủ khi mang thai?

Nghén ngủ có tốt không? Nhiều mẹ bầu cho rằng khi bị nghén ngủ thường không có tâm trạng để làm bất cứ việc gì mà chỉ mong muốn có không gian để ngủ. Điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu. Để hạn chế tình trạng nghén ngủ, mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp như:

nghen-ngu-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc 3

Uống nước trà gừng giúp hạn chế tình trạng nghén ngủ khi mang thai

  • Uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối. Đồng thời, các mẹ đừng quên thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.
  • Thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ 8 tiếng vào đêm và thêm 30 phút ngủ trưa mỗi ngày cung cấp đủ năng lượng cho bà bầu, giúp tăng sự tỉnh táo và tránh mất ngủ về đêm.
  • Thực hiện các bài thể dục, thể thao nhẹ: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga...vừa giúp các mẹ bầu thư giãn, vừa tăng cường sức khỏe cho mẹ và thai nhi. 
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Thiếu ngủ, mệt mỏi có thể do cơ thể bà bầu không được cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng cần thiết. Do đó các mẹ bầu nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình và nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp để giúp các mẹ khỏe mạnh hơn. 

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://www.healthline.com/health/pregnancy/excessive-sleeping-during-pregnancy#benefits

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

1.001 thắc mắc liên quan đến triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ

8 thực phẩm giàu Vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm triệu chứng ốm nghén