Có rất nhiều thắc mắc và lo lắng khi mẹ mang thai tháng đầu.

Mang thai tháng đầu giống như mẹ đang đứng ở vạch xuất phát của một cuộc đua marathon vì lúc này mẹ bầu biết rằng mình còn cả một chặng đường dài để đi đến đích.

Sự mong đợi và lo lắng thường là những gì mà tháng đầu tiên của thai kỳ mang lại, bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về các triệu chứng khi mang thai tháng đầu và sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.

Các triệu chứng thường gặp khi mang thai tháng đầu

Khi mang thai tháng đầu, cơ thể mẹ có thể không xuất hiện nhiều triệu chứng khác lạ. Tuy nhiên, một số dấu hiệu mang thai sớm trong tháng đầu có thể bao gồm:

Kỳ kinh bị trễ

Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, đây có thể là dấu hiệu mang thai. Nếu nghi ngờ, hãy sử dụng que thử để khẳng định chắc chắn thêm một lần nữa.

Buồn nôn

Tình trạng ốm nghén đáng sợ (buồn nôn kèm theo hoặc không nôn) thường không xuất hiện cho đến sau tháng đầu tiên của thai kỳ, nhưng một số bà mẹ mới có thai tháng đầu đã có thể cảm nhận được điều này từ rất sớm.

trieu-chung-mang-thai-thang-dau

Triệu chứng buồn nôn thường xuất hiện khi mang thai tháng đầu

Hãy cố gắng uống đủ nước, bổ sung vitamin tổng hợp và nhâm nhi ly trà gừng để giúp làm dịu dạ dày của mẹ trong thời gian này.

Đầy hơi

Sự gia tăng của hormone thai kỳ có thể dẫn đến đầy hơi, thậm chí mẹ có thể nhầm với triệu chứng bình thường của hội chứng tiền kinh nguyệt. Đừng quên ăn nhiều chất xơ và tập thể dục thường xuyên có thể giúp mẹ giảm đầy hơi.

Đau bụng

Một số bà mẹ mới mang thai sẽ bị đau bụng nhẹ ở tử cung trong những ngày đầu của thai kỳ. Những cảm giác này đôi khi có thể giống như đau bụng kinh, vì vậy mẹ có thể nghĩ rằng mình sắp có kinh.

Ra máu

Nếu mẹ nhận thấy một số ít máu trên quần lót của mình, đó có thể là hiện tượng chảy máu xảy ra khi trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong niêm mạc tử cung trong thời kỳ đầu mang thai.

Đi tiểu thường xuyên

Khi mẹ mang thai tháng đầu, lượng máu trong cơ thể bắt đầu tăng lên. Điều này có nghĩa là thận của cơ thể phải làm việc thêm giờ để xử lý lượng chất lỏng thừa, sau đó sẽ dồn vào bàng quang khiến người mẹ luôn có cảm giác muốn đi tiểu.

Thay đổi tâm trạng

Khi mẹ mang thai, lượng hormone của cơ thể bắt đầu tăng đột ngột, và điều này đôi khi có thể khiến mẹ cảm thấy xúc động hơn bình thường. Mẹ bầu cũng có thể trải qua nhiều tâm trạng, từ lo lắng cho đến cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

nhieu-me-bau-lo-lang-khi-mang-thai-thang-dau

Một vài bà mẹ bị thay đổi cảm xúc khi mang thai tháng đầu

Khi phát hiện ra mình có thai, hãy nói chuyện với những người thân yêu về cảm giác của bản thân, và đừng quên tìm cho mình một bệnh viện hoặc bác sĩ tư uy tín để bắt đầu hành trình theo dõi thai kỳ sắp tới.

Đau hoặc mềm ngực

Ngực của mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn nhưng triệu chứng này có thể giảm dần sau một vài tuần khi cơ thể đã dần quen với sự thay đổi nội tiết tố đang diễn ra.

Mệt mỏi

Không có gì lạ khi mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường một chút, và hormone progesterone có thể là nguyên nhân.

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tháng đầu

Sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng đến tử cung, tại đây, nó sẽ làm tổ trong niêm mạc tử cung. Trứng phân chia thành nhiều tế bào, một số tế bào trở thành phôi thai và một số tế bào cuối cùng trở thành nhau thai, sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé của bạn trong suốt thai kỳ. Dây rốn cũng hình thành giữa phôi thai và nhau thai, cung cấp chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải.

thai-nhi-con-rat-nho-khi-mang-thai-thang-dau

Mô tả thai nhi trong bụng mẹ khi mang thai tháng đầu

Tháng tiếp theo là thời điểm phát triển nhanh chóng của em bé, vì các cơ quan nội tạng, xương và các chi nhỏ đang bắt đầu hình thành.

Trong tám tuần đầu tiên, em bé lúc này có thể được gọi là phôi thai trong giới y học, sau thời điểm này, em bé sẽ được có thể được gọi là thai nhi cho đến khi được sinh ra.

Ở giai đoạn mang thai tháng đầu tiên, thai nhi còn rất nhỏ, cụ thể sự phát triển của thai nhi qua từng tuần như sau:

Tuần thứ 1: Tuần nguyệt san

Ơ giai đoạn này, thực chất chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào để nhận biết được mẹ đang mang thai.

Tuần thứ 2: Thụ thai

Sau khi tinh trùng gặp trứng từ 12 – 24 giờ thì trứng sẽ được thụ tinh. Các ngày sau đó, trứng sẽ phân chia thành nhiều tế bào và di chuyển xuống ống dẫn trứng để đi vào tử cung.

Tuần thứ 3: Làm tổ

Trứng làm tổ trong tử cung, gọi là phôi nang và phát triển rất nhanh. Cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất hormone hCG.

Tuần thứ 4: Phôi thai

Ở tuần này, phôi thai có kích thước bằng hạt đậu và mẹ có thể thử thai tại nhà đã chắc chắn cho kết quả chính xác.

Những điều cần làm khi mang thai tháng đầu tiên

can-bat-dau-bo-sung-vitamin-khi-mang-thai-thang-dau

Mẹ nên tìm đến bác sĩ sản khoa uy tín khi mang thai tháng đầu

  • Lên kế hoạch đi khám thai để xác nhận chính xác mình đã mang thai và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về các loại vitamin cần bổ sung trong khoảng thời gian này.
  • Bắt đầu lên kế hoạch ăn uống đầy đủ và tập thể dục khi mang thai.
  • Hãy bỏ những thói quen nguy hiểm như hút thuốc, rượu bia, tiếp xúc hóa chất để có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể.

Những điều kiêng cữ cần lưu ý khi mang thai tháng đầu

Để thai kỳ diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu chú ý những điều cần tránh khi mới mang thai tháng đầu, cụ thể:

  • Không sơn móng tay.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế quan hệ tình dục.
  • Không hoạt động mạnh.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh căng thẳng và làm việc quá sức.
  • Cẩn thận khi tắm bồn, xông hơi, massage.
  • Hạn chế đến những nơi đông người.

Xem thêm bài nguồn tại đây:

https://www.newhealthadvisor.org/1-Month-Pregnant-Belly.html2021-10-30

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

14 dấu hiệu mang thai trong tuần, tháng đầu tiên cực kỳ chuẩn xác

Thử thai khi nào mới chính xác: Lưu ý dấu hiệu và thời gian

Mách mẹ 6 cách tính tuổi thai chuẩn nhất