Mặc tã thường xuyên sẽ dễ khiến bé bị hăm tã, khó chịu và làm sao hạn chế tình trạng này là vấn đề được các mẹ quan tâm.

Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và khó chịu. Nếu kéo dài và không được phát hiện, xử lý kịp thời rất dễ lan rộng ra cả mông và bộ phận sinh dục. Trước tiên, bố mẹ cần nhận biết đúng các biểu hiện hăm tã, tìm ra nguyên nhân và ghi nhớ cách chăm sóc trẻ bị hăm tã sao cho đúng. Dưới đây là những kinh nghiệm chia sẻ từ các mẹ đi trước có con bị hăm tã:

Hăm tã ở trẻ là tình trạng gì? Biểu hiện ra sao?

hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là một dạng viêm ở vùng mặc tã

Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã thường xuyên. Nó thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng bị ửng đỏ và không hề dễ chịu. Tình trạng này có thể do tã không được thay thường xuyên, bị ướt hoặc da bị cọ xát nhiều. Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan vì nếu nghiêm trọng, hăm có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.

bị hăm tã có các triệu chứng rõ rệt dễ nhận thấy, mẹ hãy chú ý một số biểu hiện sau:

  • Vùng da quấn tã như hậu môn, quanh bộ phận sinh dục bị đỏ, có thể kèm mùi khai;
  • Từ các vết đỏ nhỏ, nhạt màu chuyển dần thành màu đỏ tươi rồi loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn đến nhiễm khuẩn;
  • Các vết đỏ lan dần đến phần bẹn, mông đùi;
  • Bé mất ngủ, kén ăn, hay quấy khóc do đau ở vùng da tổn thương.

Nguyên nhân nào gây hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân gây nên. Mẹ cần biết các nguyên nhân phổ biến sau:

Dị ứng

Da bé có thể bị kích ứng với khăn ướt vệ sinh chứa hóa chất tạo mùi, dung dịch thấm hút,...hoặc các thành phần của tã.

Da nhạy cảm

làn da nhạy cảm là nguyên nhân gây hăm tã

Với những bé có làn da nhạy cảm thường là nguyên nhân gây tình trạng hăm tã khó chịu

Làn da trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/2 so với da người lớn nhưng độ nhạy cảm lên đến 5 lần. Da bé sơ sinh gồm da thường, da khô, da nhạy cảm, chàm thể tạng. Nếu da của trẻ nhạy cảm hoặc chàm thể tạng thì bé rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố môi trường, dễ hăm tã hơn.

Cọ xát

Khi chọn quần áo, tã, khăn cho bé có thể mẹ sẽ thấy êm mềm nhưng da trẻ sơ sinh rất mỏng, một số bề mặt tã với da bé lại cực kỳ thô ráp.

Sử dụng quần lót bằng nhựa

Quần lót nhựa có thể giữ quần áo bé sạch, khô nhưng lại không thông thoáng khiến da bé bị bí và dễ hăm. 


Nhiễm trùng, nhiễm nấm

Với tã vải, mẹ không giặt sạch hoặc dùng một số loại tã dán dùng một lần có khả năng thấm hút kém tạo điều kiện cho vi khuẩn trong nước tiểu hay phân bé đọng lại. Vi khuẩn sẽ gây hại nếu da bé bị ẩm ướt lâu ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách phòng chống hăm tã cho bé trong mùa đông

Cách chăm sóc bé khi bị hăm tã sao cho đúng?

Một vài cách chăm sóc da bé mà bố mẹ cần lưu ý, đó là:

vệ sinh cho bé bị hăm tã

Vệ sinh cho bé, mẹ cần nhẹ nhàng, tránh làm xuất hiện các vết trầy xước mới

  • Khi vệ sinh thay tã cho bé nên nhẹ nhàng tránh làm con xước, đau tại vùng bị hăm
  • Thường xuyên kiểm tra tã bỉm của bé để thay mới khi cần thiết;
  • Mẹ cần biết cách thay bỉm/tã vải hiện đại cho bé và không mang tã cũ quá lâu;
  • Sau khi tắm hoặc vệ sinh, bố mẹ cần phải lau khô người bé rồi mới quấn tã;
  • Luôn giữ da bé khô thoáng, không sử dụng các loại bột, kem hay lá để tắm;
  • Khi vệ sinh cho bé, mẹ cần nhẹ nhàng, tránh làm xuất hiện các vết trầy xước mới;
  • Vệ sinh kỹ vùng bẹn, bộ phận sinh dục ngay sau khi bé vừa đi vệ sinh xong bằng nước ấm. Dùng khăn bông khô mềm lau cho con rồi mới thay tã mới;
  • Để tránh làm khô da bé nên hạn chế dùng khăn ướt. Nếu dùng, mẹ hãy ưu tiên sản phẩm không có cồn và không có hương liệu;
  • Để da bé tiếp xúc với bầu không khí khô thoáng một thời gian nhất định mới mặc bỉm giúp bé dễ chịu và các vết hăm cũng nhanh lành hơn.

Mong rằng, bài chia sẻ kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ này đã giúp các ông bố bà mẹ sớm biết được những việc mình nên làm khi con yêu bị hăm tã. Mùa hè nóng bức dễ tăng nguy cơ trẻ bị hăm tã. Do đó, các bậc phụ huynh nên lưu lại vài kinh nghiệm nhận biết cũng như chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để bảo vệ con yêu, mẹ nhé.

>>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Các cấp độ và cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Hăm tã Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị