Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là rau mới hái, rất tốt cho sức khỏe con người. Vậy nên, mỗi khi đi chợ mọi người hãy mua rau ngót với số lượng lớn, để có thể nấu được nhiều bữa. Và đừng lo nó sẽ bị héo hay hư hỏng, bởi lẽ chỉ cần mọi người biết cách bảo quản là đảm bảo trong 1-2 tuần rau ngót vẫn tươi xanh nha.

Cách bảo quản rau ngót lâu ngày

Nếu để ở điều kiện thường thì tầm vài ngày là rau ngót sẽ biến chất, biến màu, biến vị. Vì vậy, mọi người phải học cách bảo quản dưới đây, để giữ độ tươi xanh trong nhiều ngày nha.

Cắm rau ngót vào nước

Mặc dù rau ngót không còn trồng trong đất nhưng nó vẫn cần có nước như thường. Cho nên, mọi người hãy chuẩn bị chậu nước và cắm rau ngót vào, đảm bảo nước vừa ngập khoảng một đốt ngón tay là được. Nhưng trong quá trình cho rau ngót vào, mọi người nhớ chọn lọc lại, loại bỏ những lá già, có dấu hiệu vàng úa, để tránh ảnh hưởng đến các lá tươi xanh khác. Cứ thế mọi người đặt chậu rau ngót ở nơi thông thoáng và một tuần thay nước hai lần, chắc chắn nó sẽ giữ nguyên hiện trạng trong hai tuần đấy ạ.

Cho rau ngót trong tủ lạnh

Tủ lạnh nhận nhiệm vụ bảo quản thực phẩm, không loại trừ rau ngót. Nhưng nếu mọi người cứ để nguyên túi rau ngót vừa mua về, cho thẳng vào tủ lạnh thì tầm 2-3 ngày là rụng lá, xuất hiện tình trạng héo úa, không chỉ nấu kém ngon mà còn mất chất dinh dưỡng, ăn vô bổ. Do đó, mọi người rút kinh nghiệm, trước khi cho rau ngót vào tủ lạnh thì nên tuốt hết lá, rồi lựa những lá không chất lượng bỏ đi. Sau khi tuốt lá xong, mọi người đừng đem đi rửa với suy nghĩ cho sạch chất bẩn, bảo quản được lâu, mà ngược lại phải đảm bảo rau ngót được khô ráo, nhằm giữ lớp bảo vệ tự nhiên của nó, giúp thời gian bảo quản dài hơn, không lo vi khuẩn hình thành trong điều kiện ẩm ướt rồi gây hư hỏng. 

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Tintuconline

Cách chọn mua rau ngót không hóa chất

Thực tế để có thể bảo quản rau ngót được nhiều ngày thì phụ thuộc vào việc mọi người có chọn mua đúng loại tươi xanh, không có hóa chất hay không. Vậy nên, những ai chưa biết chọn mua thì phải học hỏi kinh nghiệm, dựa vào các yếu tố sau đây.

Dựa vào màu sắc

Hiện nay, rau củ quả có bề ngoài càng bắt mắt càng làm mất niềm tin của người tiêu dùng do khả năng bị phun hóa chất độc hại khá cao và rau ngót cũng không ngoại lệ. Cụ thể, rau ngót sạch và ngon thường có màu xanh lá mạ, lá mọc không đều, chắc chắn sẽ có một vài lá bị sâu đục tấn công. Trong khi rau ngót có màu xanh sẫm nhờ được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật nên lá đều nhau và mọi người khó tìm được lá nào bị sâu đục.

Dựa vào độ dày của lá

Nhiều người không biết cứ chọn mua bó rau ngót có lá dày với suy nghĩ về nấu ra nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng, quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, các chuyên gia khuyên mọi người nên mua các bó rau ngót có lá mỏng nhưng cứng, điều đó chứng tỏ nó không chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe con người, ăn đáng đồng tiền.

Dựa vào màu nước và mùi vị

Ngoài ra, mọi người có thể dựa vào màu nước của rau ngót sau khi nấu để khẳng định nó có bị phun nhiều hóa chất hay không. Một khi quan sát thấy nước canh đen, nhiều nhớt, bọt nổi dày xung quanh, nếm thử có vị nồng xen lẫn mùi hắc thì mọi người không có gì phải tiếc, cứ việc đổ bỏ hết đi để tránh rước bệnh vào người. Chỉ khi nào mọi người thấy nước canh trong, không có màu sắc bất thường, đồng thời không ngửi thấy mùi vị đặc trưng thì yên tâm dùng rau ngót ngon lành.

Cách nấu canh cua rau ngót 

Không thể phủ nhận rau ngót chế biến dưới hình thức nào cũng ngon nhưng có lẽ nấu canh cua là được mọi người ưa chuộng nhất. Nhưng làm sao nấu đạt chất lượng, không bị tanh thì mọi người cần theo các bước sau.

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Tintuconline

Bước 1: Rửa sạch rau ngót với nhiều lần nước, để ráo rồi sau đó muốn mềm thì có thể vò nhẹ trước khi cho vào nước sôi nấu. Tuyệt đối không rửa lại rau ngót hay vò nát rau, nếu không sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có.

Bước 2: Rửa sạch cua đồng, tách riêng phần mai và thân, lấy tăm khều phần gạch ra bát. Phần thân cho vào cối hoặc máy xay nhuyễn, thêm lượng nước vừa đủ ray từ 2 đến 3 lần sẽ được phần nước cốt cua.

Bước 3: Bắc nồi nước cốt cua lên bếp đun sôi, cho thêm cả phần gạch đã lấy vào, nêm nếm gia vị muối, hạt nêm, bột ngọt và nước mắm. Lượng gia vị nhiều hay ít tùy thuộc vào khẩu vị gia đình.

Bước 4: Khi nước cua cốt sôi, phần gạch cua đã bám đều và nổi lên, mọi người gạt phần gạch này sang một bên rồi nhanh tay cho rau ngót vào.

Bước 5: Đợi nước sôi lần nữa, rau ngót lúc này đã chín thì nêm nếm lần cuối rồi tắt bếp. Giờ thì cho canh rau ngót cua đồng ra tô, rắc tiêu, thêm ngò, hành tùy thích là có thể mời cả nhà ăn ngon lành rồi.