Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc tuân thủ việc tuân thủ lịch khám và xét nghiệm trước khi sinh là rất quan trọng.  Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về lịch khám thai định kỳ bao gồm nội dung siêu âm, xét nghiệm theo từng mốc khám thai, giúp các mẹ dễ dàng chuẩn bị tâm lý và tài chính tốt hơn khi đi khám nhé.

Tại sao mẹ bầu cần phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ

Ngay từ khi biết mang thai, điều đầu tiên mà các mẹ phải làm đó là lựa chọn cho mình một bệnh viện hoặc phòng khám tư uy tín nhất để bắt đầu lên lịch khám thai định kỳ. Việc tuân thủ khám thai trước khi sinh rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Quan sát cho thấy khi người mẹ không được theo dõi thai kỳ thường xuyên, con của họ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân cao gấp 3 lần.

Mẹ bầu khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi

Đôi khi, cuộc sống có thể bận rộn, nhưng hãy nhớ rằng sức khỏe của bé phụ thuộc vào điều này. Mẹ sẽ quên đi mọi vất vả và sẽ cảm thấy tự hào khi được ôm đứa con khỏe mạnh trên tay. Vì vậy, hãy tích cực và có động lực, tuân theo lịch trình và mốc thời gian đã được các bác sĩ đề xuất, cụ thể:

Tuần 4 đến 28

Mẹ sẽ đi khám thai một lần hàng tháng.

Tuần 28 đến 36

Mẹ sẽ đi khám thai 2 tuần một lần.

Tuần 36 đến 40

Mẹ sẽ đi khám thai hàng tuần.

Đây là lịch khám thai điển hình cần tuân thủ. Tuy nhiên trong vài trường hợp bất thường, mẹ cũng có thể cần phải thăm khám nhiều hơn.

Các mốc khám thai định kỳ quan trọng

Sau đây là lịch khám thai theo từng tuần và các lần siêu âm bắt buộc khi mang thai:

Tuần 6 đến 10

Lần khám thai đầu tiên của mẹ nên được thực hiện ngay khi biết mình mang thai. Trong lần khám thai này, bệnh sử của mẹ sẽ được ghi lại, và kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ được thực hiện. Một vài thông tin huyết áp, cân nặng và chiều cao của mẹ sẽ được theo dõi để tính chỉ số khối cơ thể (BMI).

Khám thai định kỳ khi mang thai

Khám thai định kỳ giúp mẹ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của thai nhi

Để có một em bé khỏe mạnh, mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về các chế độ ăn uống và lối sống cần tuân thủ trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc bao gồm axit folic - một chất bổ sung Vitamin quan trọng trong ba tháng đầu để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở em bé. Mẹ cũng có thể gặp một số triệu chứng ban đầu của thai kỳ như buồn nôn hoặc mệt mỏi trong giai đoạn này. Nếu cần thiết, một loại thuốc thích hợp sẽ được kê đơn.

Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai nhi có ở đúng vị trí hay không, đưa ra dự đoán ngày dự sinh. Và lần đầu tiên biết được thông tin em bé đã có tim thai là phần hạnh phúc nhất trong lần siêu âm thai này.

Đồng thời mẹ sẽ trải qua nhiều xét nghiệm máu và nước tiểu trong giai đoạn này. Các xét nghiệm máu gồm xác định nhóm máu của mẹ, tình trạng Rhesus, Hemoglobin, chức năng tuyến giáp...

Mẹ cũng sẽ được xét nghiệm máu để tìm các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan B, HIV, giang mai và có thể là bệnh rối loạn máu thalassemia. Kiểm tra lượng đường trong máu (mức đường ngẫu nhiên hoặc lúc đói và sau ăn hoặc OGCT) sẽ được thực hiện để kiểm tra tình trạng bệnh tiểu đường.

Nhìn chung, lần khám tiền sản đầu tiên là một cột mốc quan trọng để mẹ có một thai kỳ hạnh phúc và khỏe mạnh. Hãy dành sự quan tâm đặc biệt cho bản thân và em bé trong giai đoạn này.

Tuần 11 đến 13

Siêu âm thai là phần quan trọng nhất trong mốc thời gian khám thai từ 11 đến 13 tuần. Quá trình này bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy đo độ dày để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down. Lần siêu âm thai này bác sĩ sẽ tính toán chính xác ngày dự sinh và cho mẹ biết liệu mình có mang thai đôi hoặc nhiều hơn hay không.

Bác sĩ sẽ bắt đầu kê đơn thuốc sắt và canxi để mẹ bổ sung bắt đầu trong giai đoạn này.

Tuần 16

Trong lần khám ở tuần 16, huyết áp và cân nặng của mẹ sẽ được kiểm tra. Bác sĩ bắt đầu tiến hành đo tử cung để kiểm tra sự phát triển của em bé. Từ tuần này trở đi, mẹ có thể lắng nghe nhịp tim của thai nhi trong tất cả các lần khám thai của mình.

Mẹ nên tiếp tục bổ sung sắt vì trong thời kỳ mang thai, sắt là quan trọng hơn bao giờ hết. Sắt giúp tạo ra hemoglobin giúp các tế bào hồng cầu lưu trữ và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Không bổ sung đủ sắt từ chế độ ăn uống của mẹ có thể dẫn đến thiếu máu, đây được gọi là thiếu máu do thiếu sắt. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều sắt hơn bình thường để tạo ra lượng máu cần thiết cho thai nhi đang phát triển.

Tuần 18 đến 20

Đây là giai đoạn đánh dấu mẹ đã đi được một nửa chặng đường mang thai của mình. Hiện tại, hầu hết các cơ quan quan trọng của bé đã phát triển và có thể nhìn thấy rõ ràng qua hình ảnh chụp siêu âm.

Tầm quan trọng của khám thai định kỳ

Dù bận rộn đến mấy mẹ cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ

Vì vậy, trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 4D. Quá trình siêu âm này giúp mẹ hiểu được tình trạng phát triển của thai nhi, kiểm tra chuyển động của thai nhi, xem sự phát triển của các cơ quan nội tạng của bé và phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé. Các cơ quan nội tạng của em bé được kiểm tra bao gồm hình dạng và cấu trúc của đầu, mặt, chiều dài và mặt cắt của cột sống, thành bụng, tim, dạ dày, thận, cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai, dây rốn và nước ối.

Tuần 24 đến 26

Như thường lệ, thăm khám tuần 24 đến 26 sẽ bao gồm kiểm tra huyết áp, cân nặng và vùng bụng để đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển tốt.

Mẹ sẽ được thực hiện một xét nghiệm máu khác trong giai đoạn này để kiểm tra nồng độ hemoglobin. Dựa trên kết quả, việc thay đổi liều lượng bổ sung sắt thường xuyên của mẹ sẽ được quyết định. Nếu cần, có thể khuyên dùng một loại thuốc bổ sung sắt khác.

Mẹ cũng sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm thử glucose để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ có quá nhiều đường (glucose) trong máu khi mang thai. Lượng đường trong máu của mẹ có thể tăng lên khi cơ thể mẹ không sản xuất đủ một loại hormone gọi là insulin. Insulin giúp các cơ và mô trong cơ thể mẹ sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và giúp cơ thể mẹ dự trữ lượng đường trong máu không cần thiết. Có quá nhiều đường trong máu có thể gây ra các vấn đề cho mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ cần phải lưu ý thêm trong thai kỳ.

Tuần 28

Lần khám thai của mẹ trong tuần này sẽ bao gồm việc kiểm tra định kỳ như kiểm tra huyết áp, cân nặng và khám vùng bụng.

Bác sĩ siêu âm sẽ tiếp tục kiểm tra xem em bé của mẹ đang phát triển tốt như thế nào. Trong quá trình siêu âm này, kích thước của em bé được hiểu bằng cách đo chu vi đầu của em bé (HC) và bụng của em bé (AC), chiều dài xương đùi của em bé (FL) và độ sâu của nước ối xung quanh em bé. Nếu các phép đo đều nằm trong giới hạn bình thường thì em bé đang phát triển tốt đấy. Trong trường hợp, nếu em bé của mẹ lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với dự kiến, mẹ sẽ được khuyên nên siêu âm lại lần thứ hai sau đó hai tuần.

Tuần 30 đến 36

Khi em bé đang gần tiến tới thời điểm chào đời, tần suất khám thai của mẹ lúc này sẽ tăng lên với khoảng cách 2 tuần/lần.

Mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ mang lại cho mẹ và thai nhi sự an tâm

Những lần thăm khám này sẽ bao gồm việc kiểm tra định kỳ như ghi lại huyết áp, cân nặng và vùng bụng của mẹ để biết em bé đang phát triển như thế nào. Nhịp tim và vị trí của em bé sẽ được kiểm tra để xem em bé có hoạt động tốt và nằm ở tư thế thuận lợi hay không.

Tuần 37 và 38

Sau 36 tuần của thai kỳ, mẹ sẽ đến phòng khám mỗi tuần một lần. Những lần thăm khám này bao gồm kiểm tra định kỳ như huyết áp, cân nặng và kích thước của vùng bụng. Nhịp tim và vị trí của em bé sẽ được kiểm tra. Trong suốt thai kỳ, em bé sẽ di chuyển trong bụng mẹ. Nhưng khoảng tháng thứ tám của thai kỳ, em bé sẽ cố định ở một vị trí. Ngôi đầu là tư thế tốt và được xem là thuận lợi nhất để mẹ có một cuộc vượt cạn dễ dàng. Tuy nhiên một số em bé sẽ nằm tư thế ngôi mông hoặc ngôi ngang.

Khi thai được 38 tuần là thời điểm thích hợp để sinh mổ trong trường hợp nếu em bé của mẹ ở tư thế ngôi mông hoặc có mẹ có bất kỳ bệnh lý nào khác cần sinh mổ.

Nếu mẹ xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau bụng, chảy máy ở âm đạo, giảm cử động của thai nhi, vỡ ối… hãy lập tức đến bệnh viện.

Tuần 39

Mẹ gần như đang ở giai đoạn cuối của hành trình mang thai và em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào trong tuần này.  Lần khám thai tuần thứ 39 của mẹ sẽ bao gồm việc kiểm tra định kỳ như đo huyết áp, đo nhịp tim, cân nặng để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Tuần 40

Nếu đến thời điểm hiện tại mẹ vẫn chưa sinh con, cùng với việc khám thai định kỳ, mẹ sẽ được tiến hành khám âm đạo để kiểm tra mức độ thuận lợi của cổ tử cung để sinh ngả âm đạo. Bác sĩ cũng sẽ bắt đầu lên các phương án chuyển dạ cho mẹ trong trường hợp em bé vẫn chưa có dấu hiệu đòi chui ra.

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Mách mẹ biết khám thai ở đâu tốt và những lưu ý trong mỗi lịch hẹn

Cập nhật chi phí khám thai 2022 mới nhất cho các mẹ bầu tham khảo