Các cụ ngày xưa vẫn hay bảo: Năm mươi mốt tuổi là chướng ngại. Còn cổ nhân thì nói rằng: Năm mươi mốt mới biết mệnh. Nghĩa là, con người ta khi đến năm 51 tuổi mới biết được những việc mà sức người không thể khống chế, ví dụ như sức khỏe, bệnh tật.

Lâu nay người ta vẫn lưu truyền câu nói: Những người bỏ qua sức khỏe của họ chẳng khác nào đang đùa giỡn với cuộc sống của chính họ. Bởi vì bệnh tật giống như sâu mọt, ăn mòn sức khỏe của chúng ta từ bên trong. Khi có sức khỏe, chúng ta chẳng ngại gì nhưng đến độ tuổi 50 trở đi, sức khỏe bắt đầu 'xuống dốc' thấy rõ. Khi có thì không trân trọng đến lúc chẳng còn nữa thì mang cả núi vàng núi bạc ra cũng chẳng lấy lại được.

Vì vậy, từ tuổi 50, điều đáng sợ nhất là thân thể dần hao mòn, bệnh tật 'ập' đến bủa vây. Nếu như đến độ tuổi 50 mà cơ thể bạn vẫn kiện khang, khỏe mạnh thì có thể ăn mừng rồi. Đặc biệt, nếu không mắc những bệnh sau thì bạn có thể an tâm sống vui vẻ. Bởi, bạn nằm trong nhóm những người có tiềm năng sống lâu trăm tuổi đấy.

hình ảnh

Những người sống lâu thường ít bệnh tật. Ảnh minh họa, nguồn: VNE

Cao huyết áp

Đây là căn bệnh phát triển một cách âm thầm nhưng lại được mệnh danh là kẻ lấy đi sinh mệnh con người một cách thầm lặng. Bởi, dù diễn biến âm thầm nhưng hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Khi bị cao huyết áp, nó ảnh hưởng tới não, tim, thận. Một khi đã tổn thương thì không thể nào cứu vãn được nữa. Do đó, căn bệnh mãn tính này nếu 50 tuổi mà không bị thì tức là cơ thể bạn khỏe mạnh, có thể sống lâu rồi.

Khối u ác tính

Đây là bệnh mà đến giờ vẫn chưa có thuốc chữa. Trong khi đó, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh K càng cao. Bởi vì cơ thể lão hóa vốn đã làm tăng cơ hội đột biến tế bào. Tất nhiên, những người trẻ cũng có nguy cơ bị bệnh này. Song những người từ 50 thì nguy cơ cao hơn hẳn. Không phải tự nhiên mà người ta ngạc nhiên khi thấy có những ca còn trẻ đã bị bệnh nhưng lại thấy khá... bình thường với những người già. 

Lý do là vì sau một khoảng thời gian dài hoạt động, các chất độc sẽ tích tụ lại trong đó. Khi đến độ tuổi 50, cơ thể không còn khỏe như trước thì chúng mới bắt đầu tìm cách 'bộc phá' và hủy hoại sức khỏe. Các loại bệnh K tiêu biểu mà người già hay mắc gồm: K gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vú, tiền liệt tuyến, cổ tử cung, tuyến tụy...

Đặc biệt, những người ở độ tuổi này phát bệnh thì thường đã ở giai đoạn giữa và cuối rồi. Điều đó có nghĩa rằng là thời gian sống sót của họ sẽ giảm đi rất nhiều. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đây là căn bệnh về đường hô hấp bị bỏ quên nhiều nhất. Bệnh này thường mắc phải khi đã lớn tuổi và đã ở giai đoạn giữa và cuối. Vì thế, bệnh này rất khó điều trị, tỷ lệ người sống thêm 5 năm của bệnh ở giai đoạn nặng chỉ có 30 - 40%. 

Đột quỵ

Đây là bệnh lấy đi sự sống của rất nhiều người một cách đột ngột. Nếu có được cấp cứu kịp thì nguy cơ gặp di chứng suốt đời cũng rất cao. Không ít người bị liệt suốt đời sau khi đột quỵ. 

hình ảnh

Cụ bà Trung Quốc đáng yêu. Ảnh minh họa, nguồn: VTC News

Bệnh gout

Gout là căn bệnh chuyển hóa gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Khi bị gout, người bệnh thường phải chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Nếu bị nặng, người bệnh thậm chí không thể đi lại được. 

Hơn nữa, khi bị gout thì người bệnh còn có thể bị thêm các bệnh khác nữa. Điều này càng ảnh hưởng tới thời gian sống của chúng ta.

Bệnh về đường tiêu hóa

Khi bước vào tuổi 50, hệ tiêu hóa của chúng ta đã hoạt động suốt mấy chục năm. Vì thế, ở thời điểm này nó không còn tốt như trước nữa lại thêm các thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những bệnh tưởng đơn giản như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày nếu không được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể dẫn tới K dạ dày.