Ăn dặm tự chỉ huy sẽ có nhiều lợi ích với bé nhưng mẹ cần lưu ý trước khi áp dụng nhé. 

Ăn dặm tự chỉ huy dần trở thành một phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi con bước vào độ tuổi ăn dặm. Để chế độ ăn này được phát huy tác dụng tốt nhất, hy vọng bài viết mang tính tham khảo dưới đây sẽ giúp các mẹ hơn nhé! 

Vài điều mẹ nên biết về ăn dặm tự chỉ huy

ăn dặm tự chỉ huy là gì

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi bé đến độ tuổi tập ăn dặm. 

Ăn dặm tự chỉ huy là gì? 

Ăn dặm tự chỉ huy, hay còn gọi là Baby Led Weaning (BLW) là phương pháp khuyến khích bé được toàn quyền lựa chọn sẽ ăn gì thay vì bố mẹ sẽ quyết định. Khi được áp dụng phương pháp này, bé sẽ ăn bằng cách bốc tay thay vì dùng nĩa, muỗng, đũa và không được bố mẹ can thiệp. Phương pháp ăn dặm này sẽ giúp bé được tự do khám phá và ăn uống theo cách tự nhiên nhất. 

Khi nào nên áp dụng ăn dặm tự chỉ huy?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp để mẹ tập cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là từ 6 tháng tuổi trở đi. Từ giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã dần hoàn thiện và có thể hấp thu được thức ăn từ bên ngoài thay vì chỉ mỗi sữa mẹ như những tháng đầu đời. 

Ngoài ra, từ 6 tháng trở đi, trẻ cần nạp thêm nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn bên ngoài để có thể phát triển toàn diện. Sữa mẹ tuy rất tốt nhưng không thể là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng duy nhất khi bé từ 6 tháng tuổi trở đi.

bé mấy tháng mới ăn dặm tự chỉ huy

Nên áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Còn với những bé dưới 6 tháng tuổi, liệu có thể áp dụng phương pháp ăn dặm này không? Câu trả lời là chưa nên bởi trẻ lúc này vẫn chưa phát triển hệ thống tiêu hóa. Do đó, nếu ăn dặm khi bé dưới 6 tháng tuổi sẽ dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. 

Không chỉ vậy, trẻ dưới  6 tháng tuổi có thể chưa cứng cáp và một số trẻ chưa thể ngồi vững, chưa linh hoạt các ngón tay để có thể tự đưa thức ăn vào miệng. Nếu miễn cưỡng áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ dưới 6 tháng tuổi có nguy cơ khiến bé bị sặc, nghẹn, gặp nhiều khó khăn. 

> > > Xem thêm bài viết liên quan: Trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, bố mẹ rảnh tay nhưng lắm điều cần lưu ý

Lợi ích và hạn chế của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

4 lợi ích khi mẹ áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé

  • Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ sẽ chỉ sắp đặt thức ăn xung quanh và bé sẽ tự lập ăn món nào tùy thích. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống độc lập và sẽ ăn những món yêu thích. 

Trong khi đó, nếu bố mẹ cố ý ép trẻ ăn sẽ dễ khiến tâm lý của bé sợ hãi, sợ ăn và từ đó dễ bị thiếu chất dinh dưỡng. Chưa kể, nếu bé được bố mẹ đút ăn dần dần sẽ thành thói quen và lệ thuộc vào người chăm sóc. 

  • Bé được tự do khám phá đồ ăn

Khi được cho ăn dặm tự chỉ huy, bé sẽ toàn quyền quyết định ăn những gì và khám phá mùi vị yêu thích. Phương pháp ăn dặm này sẽ giúp bé có khả năng phân biệt, nhận biết thức ăn qua nhiều giác quan như thị giác, khứu giác và vị giác. 

  • Bé sẽ kiểm soát được thức ăn

Khi ăn dặm tự chỉ huy, bé sẽ phải phối hợp các giác quan: mắt để nhìn, mũi để ngửi, miệng để nếm vị thức ăn. Khi cảm thấy no nê, bé sẽ tự dừng ăn và tránh việc ăn quá nhiều, dễ gây ói. 

  • Bé có thể tham gia bữa ăn cùng gia đình

Theo kinh nghiệm cho con ăn dặm của nhiều mẹ, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ có thể nấu cho bé và cả nhà chỉ trong một lần nhờ vào việc nấu các món mềm, cắt nhỏ. Điều này sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian nấu nướng, bé có thể tham gia vào bữa ăn cùng cả nhà. Tuy nhiên, mẹ phải lựa chọn, cân nhắc cẩn thận những thực phẩm phù hợp với bé nhé. 

2 hạn chế khi bé ăn dặm tự chỉ huy

  • Bừa bộn sau khi bé ăn xong

Do để bé tự quyết định sẽ ăn như thế nào nên việc bé trây trét đồ ăn lên quần áo, mặt mũi, tóc tai là điều thường gặp. Sau mỗi bữa ăn dặm tự chỉ huy, có thể mẹ sẽ mất thời gian để dọn dẹp, lau rửa “bãi chiến trường”. Do đó, nhiều mẹ cảm thấy ngao ngán khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy. 

  • Bé có thể bị hóc hoặc nghẹn thức ăn

Để hạn chế nguy cơ khiến bé bị hóc hoặc nghẹn thức ăn, mẹ nên cắt nhỏ khi sơ chế nguyên liệu và nấu chín mềm, tán nhuyễn hoặc cắt làm đôi, làm tư với những loại quả tròn như nho, táo. 

Mẹ cũng cần trang trị kỹ năng cần thiết để kịp thời xử lý trong trường hợp bé chẳng may bị hóc, nghẹn thức ăn. Ngoài ra mẹ cũng cần quan sát đến bé trong quá trình ăn dặm tự chỉ huy thay vì giao cho bé toàn quyền với đồ ăn, còn mẹ quay đi làm việc khác.

lưu ý khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Mẹ nên nắm những lưu ý khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy để giúp bé đủ chất, phát triển. 

Dùng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy sẽ có tác dụng khi mẹ áp dụng kiên trì, không bỏ cuộc. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình mà mẹ cân nhắc có nên áp dụng phương pháp này cho bé hay không. Giai đoạn trẻ ăn dặm rất quan trọng vì quyết định đến sự phát triển toàn diện của bé trong những năm tháng đầu đời. Nếu trẻ không được cho ăn đúng cách sẽ dễ gặp phải tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng do thiếu chất, chậm phát triển so với các bé đồng trang lứa. 

Xem thêm bài viết liên quan:

5 món ăn vặt dễ làm tại nhà giúp bé 1 tuổi thâm chất, thêm cao

Trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu canxi? Những nguyên nhân tiềm ẩn mẹ cần biết