So với thịt, cá lành tính và dễ ăn hơn nên được chuộng dùng nhiều trong bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy là thực phẩm bổ dưỡng và cung cấp nhiều khoáng chất cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cho xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch... nhưng theo bài đăng trên trang VTC News em đọc được có 3 bộ phận của cá chứa đầy độc tố, mẹ cần tránh cho cả nhà ăn kẻo rước họa vào thân:

1. Đầu cá

Vốn dĩ là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của con cá, song nhiều năm trở lại đây, nguồn nước ở các hồ, sông, biển bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là chứa các kim loại nặng và các chất độc hại trong môi trường. Vì thế, nếu ăn phải đầu cá nhiễm các chất độc này, lâu dần sẽ gây hại cho hệ thần kinh trung ương và nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

hình ảnhẢnh minh họa. Nguồn: Freepik và Hải Sản Sài Thành. 

Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ở Nam Kinh, Trung Quốc, phần đầu cá thường chứa hàm lượng thủy ngân (một trong số các độc tố gây hại cho cơ thể) cao gấp 15 lần so với phần thịt của con cá. Chúng ta có thể loại bỏ thủy ngân bằng cách làm sạch, nhưng riêng với phần đầu cá là rất khó. Do đó, tốt nhất, mẹ nên bỏ phần đầu của con cá đi, chỉ chế biến và dùng phần thân thôi.

2. Mắt cá

Người ta thường bảo mắt cá chứa nhiều omega 3 nên rất tốt cho đôi mắt của chúng ta. Song đấy là quan niệm sai lầm vì theo nghiên cứu, mắt cá chứa rất ít dinh dưỡng và thậm chí còn lẫn các loại ký sinh trùng và vi khuẩn. Vì vậy, nếu ăn phải mắt cá nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn thì lâu ngày cơ thể sẽ nhiễm sán, đặc biệt sán lá gan rất nguy hiểm đến tính mạng của con người. Khi mua cá, mẹ nhớ để ý là nếu mắt cá có màu đỏ ngầu hoặc đốm trắng thì tuyệt đối đừng lấy do khả năng cao là chúng đã nhiễm ký sinh trùng rồi, ăn vào chỉ có hại thân.

3. Nội tạng cá

Ngoài mắt cá, nội tạng cá là nơi chứa rất nhiều tạp chất từ thức ăn thừa của cá đến các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Khi làm cá, nếu mẹ không khéo tách túi mật bên trong con cá, để chúng vỡ ra sẽ khiến các chất độc ấy lan ra hết phần thịt cá và làm chúng có vị đắng rất khó ăn.

Theo em tìm hiểu, cá biển thường dễ nhiễm thủy ngân nhất, đặc biệt là các loại sống dưới tầng đáy biển, nơi ánh mặt trời không thể chiếu trực tiếp tới nên khó phá hủy chất này. Đồng thời, các loại cá này thường ăn tạp nên dễ nhiễm các loại ký sinh trùng. Vì thế, tốt nhất là mẹ hãy hạn chế cho cả nhà ăn, thường là cá kiếm, cá ngói, thu vua, cá rô đại dương... Trái lại, các loại cá này thường chứa rất ít thủy ngân nên mẹ có thể tăng cường cho cả nhà dùng nè, gồm cá hồi, cá da trơn.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Freepik. 

Bên cạnh đó, khi chọn mua cá, mẹ nên chú ý các đặc điểm sau:

- Nhìn bề ngoài thấy cá còn tươi ngon và phần mắt hơi lồi với nhãn cầu đầy đặn, trong suốt và nguyên vẹn chứ không bị dập nát.

- Lớp vảy cá bóng bẩy, bám chặt vào thân cá.

- Mang cá có màu hồng và nắp đóng chặt, lúc mở ra sẽ có lớp nhầy trong suốt.

- Ngửi mùi cá cảm nhận được mùi tanh đặc trưng chứ không nồng hoặc nặng mùi vì nếu có dấu hiệu này, chứng tỏ cá đã ngộp thở từ lâu.

- Thời điểm tốt nhất để mua cá là buổi sáng sớm, khi đó cá tươi mới được nhập về và trời sáng, mẹ dễ nhận biết đâu là cá tươi ngon, đâu là cá ươn.

Chọn được đúng loại cá tươi ngon, không độc tố về cho cả nhà ăn, mẹ yên tâm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể của cả gia đình nè.