Có thể thấy các bộ phận của con gà cơ bản đều ăn được nhưng có tốt hay không thì phải tìm hiểu kỹ, chứ đừng kiểu ăn hết thảy, rồi dễ rước bệnh vào người lắm ạ.

5 bộ phận của gà không nên ăn

1. Đầu cổ gà

Ít ai biết rằng, đầu gà tích tụ nhiều chất bẩn, đã thế khi mua về dù làm mọi cách, rửa bao nhiêu nước cũng chẳng thể đánh bay được hết. Điều này có nghĩa, khi ăn đầu gà là mọi người tự đưa chất bẩn vào cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Có thể ở những lần ăn đầu, lượng chất bẩn cũng như vi khuẩn chưa đủ lớn để tác động đến nội tạng, nhưng sau nhiều lần đam mê ăn đầu gà thì mọi người sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, đó là giây phút bệnh tật đã ập đến.

2. Phao câu gà

Nếu như nhiều người được mời ăn phao câu gà là lắc đầu lia lịa thì một số khác lại mê mẩn bộ phận này. Họ chia sẻ ăn phao câu gà có vị béo ngon, rất đặc biệt nên trở thành món khoái khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: “Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí chất gây ung thư nhưng chúng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài nên buộc phải tích tụ tại phao câu”. Vậy mới nói, ăn phao câu gà đã cái nư nhưng về sau phải trả cái giá đắt, nhất là khi rước bệnh hiểm nghèo vào người.

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Eva

3. Da gà

Tương tự, da gà cũng là thứ béo ngon, nhưng ai mà ngờ đó là nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài, ăn vào sớm muộn cũng đổ bệnh. Chưa kể, có nhiều người thích nướng để da gà càng đậm vị, ăn ngon hơn nhưng cũng lại không biết nó đã bị oxy hóa, rồi hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, dễ dàng gây tổn hại sức khỏe. Vậy nên, mọi người nên lột sạch da gà quăng bỏ trước khi chế biến. Đặc biệt cũng nhắc nhở những người mắc bệnh huyết áp cao, sỏi thận, sỏi mật, béo phì tuyệt đối không được ăn da gà dù chỉ một miếng, vì sẽ khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn trong chớp mắt.

hình ảnh

Ảnh minh họa - Nguồn: Eva

4. Nội tạng gà

Bên cạnh đó, mọi người cũng không nên ăn nội tạng của gà. Chẳng hạn như mề gà, mặc dù ăn dai giòn, cực kỳ ngon nhưng đó là nơi tiêu hóa thức ăn của gà chứa nhiều vi khuẩn, dù sơ chế bằng muối hay nước sôi cũng không thể nào tiêu diệt hết được. Phổi gà cũng không ngoại lệ, do là bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà nên dễ chứa chất độc cũng như ký sinh trùng, lượng nhiều hay ít thì tùy thuộc vào điều kiện nuôi chúng. Chung quy vẫn không nên ăn dù có được chế biến ở nhiệt độ cao lâu cách mấy thì mối nguy hại cho sức khỏe con người vẫn ở mức cao.

5. Ức gà

Tuy ức gà không chứa ký sinh trùng, vi khuẩn như các bộ phận vừa kể trên nhưng cũng cần lưu ý mọi người một điều khi mua, đó là chỉ chọn phần ức gà càng ít đường trắng càng tốt. Cụ thể, trên mỗi miếng ức gà thường có những đường gân trắng trên bề ngoài thớ thịt, chúng giống những kẻ sọc chạy song song. Với miếng ức gà càng nhiều đường gân trắng thì càng nhiều chất béo và ít protein, đồng thời ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng thịt, khiến nó khó hấp thụ nước sốt và dễ hỏng khi nấu.

Và sự xuất hiện của nhiều đường gân trắng này không phải do ngẫu nhiên, mà do quá trình nuôi dưỡng hình thành, nói chính xác hơn đây là hệ quả của điều kiện sống công nghiệp trong các trang trại gia cầm. Chúng được sản xuất trên quy mô lớn và người chăn nuôi đã làm tất cả để khiến con gà to hơn và lớn nhanh hơn, nên ai không biết sẽ dễ rước nhầm thứ kém chất lượng, khiến tiền mất tật mang.

Cách bảo quản thịt gà lâu ngày

Ngoài 5 bộ phận này ra thì với những bộ phận khác của gà mọi người cứ vô tư mua với số lượng lớn rồi đem về bảo quản theo hướng dẫn. Trước khi bọc thịt và bảo quản trong tủ lạnh, mọi người cần rửa sạch thịt gà rồi cho vào hộp có nắp đậy kín để tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các loại thực phẩm sống với nhau. Có thể bọc nhiều lớp để thịt gà không bị đông đá, tránh làm thay đổi mùi vị, màu sắc và mất nước.

Thịt gà tươi sống sau khi được bọc kín kỹ lưỡng thì xếp vào tủ lạnh ngăn nắp. Nếu bảo quản ở ngăn đông, mọi người cần điều chỉnh và đảm bảo duy trì nhiệt độ ở -25 độ C. Chú ý kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, tránh người trong nhà không biết tăng hay giảm thì sẽ  ảnh hưởng đến chất lượng thịt được bảo quản.

Để duy trì được nhiệt độ bảo quản thịt gà tươi sống thì cách sắp xếp tủ lạnh cũng rất quan trọng. Tránh việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm, thay vào đó nên dùng hộp đựng thực phẩm để phân chia và tiết kiệm không gian của tủ lạnh. Và điều cuối cùng mọi người cần biết đó là thời gian bảo quản thịt gà. Mặc dù thời gian bảo quản thịt gà sống có thể lên đến 9 tháng, nhưng tốt nhất là nên sử dụng thịt trong vòng 1 tháng, vì khi đó thịt vẫn còn vị tươi ngon và đảm bảo giá trị dinh dưỡng.