Ngày nay, cuộc sống khấm khá hơn, chúng ta không còn phải lo từng bữa ăn như trước nữa. Vậy nên vấn đề làm sao để ăn ngon và sống lâu, sống khỏe trở thành mục tiêu chung của mọi người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc sống lâu, sống khỏe với chúng ta hiện tại không hề dễ dàng. Dù rằng chúng ta vẫn không ngừng tập luyện, bổ sung dinh dưỡng nhưng liệu có phải ai cũng có thể sống thọ không?

Câu trả lời là không. Bởi, bệnh tật chẳng chừa một ai, không ai nói trước được chuyện tương lai. Vì thế, bản thân mỗi người chỉ có thể cố gắng cải thiện sức khỏe từng ngày mà thôi. 

Mình có đọc trên báo rằng: Cuộc đời con người sẽ có những dấu mốc nhất định, tùy vào từng độ tuổi. Nếu vượt qua được những 'cửa ải' này thì việc sống ngoài 80 là chuyện nhỏ, 100 tuổi là chuyện trong tầm tay đó các mẹ. 

Dưới đây là thông tin chi tiết nha các mẹ.

hình ảnh

Dạ dày và ruột cần được chú ý khi bước sang tuổi 30. Ảnh minh họa, nguồn: VNE

Độ tuổi 30 - 40: 'Kiếp nạn' của dạ dày và ruột

Ruột và dạ dày là cơ quan của hệ tiêu hóa. Đây là nơi dừng chân đầu tiên của thức ăn khi đi vào cơ thể. Chúng ta cần tiêu thụ thức ăn mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho các bộ phận trong cơ thể. Thức ăn mà chúng ta ăn vào sẽ được bổ sung qua hệ tiêu hóa tạo thành các chất dinh dưỡng để có thể nuôi dưỡng cơ thể. Chỉ khi chức năng tiêu hóa bình thường thì hệ miễn dịch mới đủ chất để củng cố. Như vậy thì nó mới khỏe mạnh và tránh được bệnh tật. Vì vậy, từ 30 - 40 tuổi, hãy đảm bảo rằng dạ dày và ruột được khỏe mạnh. 

Hơn nữa, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ở con người ngày càng trẻ. Nguyên nhân liên quan tới thói quen ăn uống, sinh hoạt kém. Nó phá vỡ chức năng của hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Do đó, ở độ tuổi này, bạn cần sắp xếp 3 bữa trong ngày hợp lý theo nguyên tắc: Ăn no vào buổi sáng và trưa, ăn ít buổi tối, tránh xa đồ chiên nướng, chua cay. Đồng thời, nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm tươi, tăng cường rau xanh và trái cây, duy trì thói quen tập luyện vừa phải. 

Từ 40 - 50: 'Cửa ải' của xương khớp

Khi cơ thể con người bước qua tuổi 40, xương của chúng ta bắt đầu thoái hóa. Xương quyết định khả năng vận động của một người và cũng quyết định sức bền thể lực của một người. Sau 40 tuổi, nhiều người xuất hiện các vấn đề viêm khớp, loãng xương, nhất là chị em phụ nữ vì mất lượng lớn canxi sau quá trình sinh nở và nuôi con. Do đó, từ độ tuổi này, mọi người cần đảm bảo xương khớp khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống, tập luyện. 

Từ độ tuổi này trở đi, chúng ta hãy lựa chọn các bộ môn thể thao vừa sức như đi bơi, đi bộ. Không nên leo núi, cầu thang trong thời gian dài để tránh cột sống và xương khớp bị mài mòn quá mức. Hơn hết, chúng ta cần bổ sung canxi hợp lý, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vừa phải và nên đi kiểm tra mật độ xương.

hình ảnh

Nên đi khám sức khỏe để đảm bảo sống lâu, sống khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Từ 50 - 60 tuổi: Ung thư 'ghé thăm'

Tuổi 50 là độ tuổi mà có tỷ lệ xuất hiện khối u cao. Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới sự suy giảm nồng độ hormone trong cơ thể. Khi lượng hormone giảm xuống sẽ khiến chức năng miễn dịch và giảm khả năng kiểm soát của các tế bào đột biến và gen khối u. Nói cách khác, sự cảnh giác của của cơ thể với các tế bào khối u đã bắt đầu suy giảm. 

Vì thế, từ 50 tuổi, bạn cần chú ý tới sức khỏe của bản thân, nên đi tầm soát K mỗi năm 1 lần nhất là với những người có tiền sử gia đình mắc K. Phụ nữ nên tầm soát K vú, K cổ tử cung, buồng trứng còn nam giới thì tầm soát tuyến tiền liệt và phổi. 

Để đảm bảo sống thọ, ở độ tuổi này hãy duy trì hoạt động thể chất mạnh mẽ để phòng các tác nhân gây K.

60 - 70 tuổi: Bệnh tim mạch 'giá đáo'

Từ 60 - 70 tuổi là lúc mà các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh lý mạch máu khác là vấn đề thường gặp. Lý do là vì lúc này, sức đề kháng và khả năng hồi phục của cơ thể bị suy giảm rất nhiều. Mặc dù nó có thể không gây hậu quả ngay lập tức nhưng lại âm thầm, nếu không chú ý nó sẽ gây nguy hiểm sự sống. 

Ở độ tuổi này, mạch máu từ từ cứng lại, thành mạch bị xơ vữa. Nếu không để tâm tới chế độ ăn uống sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và sinh ra bệnh tim mạch. Điều mỗi người cần làm là điều chỉnh khẩu phần ăn và áp dụng nguyên tắc: Ăn ít chất béo, ít muối và ít đường. 

Nếu ở độ tuổi này mà có triệu chứng tức ngực không rõ nguyên nhân hoặc bị khó thở, suy nhược toàn thân, suy giảm thể lực suy giảm đột ngột, đau tức ngực thì nên đi khám càng sớm càng tốt.