Có điều này muốn chia sẻ với các bà mẹ. Tôi đang sống ở nước ngoài và từ lâu đã nhận ra một điều là các bà mẹ ông bố ở VN có vấn đề trong việc làm sao để bảo ban con cái. Trẻ con ở VN gần như 100% làm được những điều chung muốn dù bố mẹ bảo ban, mắng mỏ hay đánh đập. Có lẽ phải nhìn lại cách nghiêm khắc với trẻ.


Ở bên này trẻ con tây ngoan ngoan đi theo bố mẹ. Khi chung làm gì ko đúng thì bố mẹ chúng chỉ cần ra hiệu một lần là đứa trẻ sẽ phải dừng hành động (phần lớn là như vậy nhưng đương nhiên vẫn có ngoại lệ). Vì trẻ con đã theo nếp nên bố mẹ trông chúng cũng đỡ vất vả hơn. Và trẻ con thì tự làm được những việc phù hợp với sức của chúng, dần như thế từ bé đến lớn. Kết quả là khi ở tuổi thanh thiếu niên chúng đã rất độc lập rồi.


Tôi đã rất nhiều lần chứng kiến các cặp vợ chồng dẫn con đi chơi, đi dạo. Không hề có chuyện đứA trẻ chạy vù vù mặc kệ bố mẹ hét lác.


Thế nhưng bên này tôi vẫn gặp những cảnh trẻ con khóc mè nheo ầm ĩ, chạy ko nghe theo bố mẹ, tự làm theo ý mình. Những cảnh này tôi chủ yếu thấy ở các gia đình TQ, Việt, da đen và một số A rập.


Bắt buộc phải rút ra kêt luận là văn hóa dạy đứa trẻ quyết định rât nhiều.


Việc đánh mắng trẻ theo tôi ko phải là nghiêm khắc. Tôi nghĩ muốn nghiêm khắc phải kết hợp nhiều cách, trong đó quan trọng nhất là sự cương quyết. Nếu bố mẹ nhân nhượng với các thói xấu của con dù chỉ 1 lần, nó sẽ mãi lặp lại. Thứ hai là cách bầy tỏ tình cảm của bố mẹ Việt với con cái , tôi phải nói là phát ớn. Tôi đã thấy những người ôm ghì lấy con rồi nói yêu con nhất trên đời, con là thiên thần, con giỏi quá, v.v. Rồi thì khen con với người là, cháu giỏi lắm. Những cái này xin hãy để trong lòng. Xin hãy thể hiện qua cách nói chuyện, tâm tình, tìm hiểu con cái. Chứ trẻ con nó rất nhậy cảm, những tung hô thái quá hại đứa trẻ ghê gớm. Những yêu thương thần tượng sẽ giúp đứa trẻ hiểu ngay là nó có vị trí trung tâm như thế nào, rồi thì làm gì bố mẹ chũng cũng sẽ sẵn sàng bỏ qua.


Hiện tại thì tôi thấy có những thiếu niên Việt sang đây học vẫn còn chưa biết phải tự chắm sóc mình như thế nào. Kém tất cả các kỹ năng xã hội. Nhưng bố mẹ họ thì vẫn nghĩ con mình giỏi lắm, cừ lắm.


Có thể bạn nào đó sẽ ném đá. Chỉ là vì tôi ước gì người VN biết cách 'trị' con tốt hơn để bản thân bố mẹ đỡ vất vả mà con cái thì cũng dễ thành công trong cuộc đời.