Sót nhau thai là vấn đề rất nghiêm trong với phụ nữ sau sinh, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến tử vong.


Sinh nở là quá trình vượt cạn đầy thử thách của chị em. Cùng xem dấu hiệu sản phụ bị sót nhau thai sau sinh cần nên biết để bảo vệ sức khoẻ của mình.


1. Sót nhau thai sau sinh con là gì?






Sót nhau thai sau sinh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ. Điều này có thể gây nên tình trạng vô sinh sau này thậm chí có thể dẫn tới hiện tượng băng huyết, gây nguy hiểm tới tính mạng của chị em.



Với những sản phụ bị sót nhau sau sinh có thể bị nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng...có thể gây băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng của chị em. Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung phải đào thải lớp niêm mạc tử cung sinh ra trong quá trình thai nghén – niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là Ác lộ, máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Cho nên trong ác lộ có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy… Trong 3 ngày sau khi sinh, nếu chị em thấy máu sản dịch ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng.



Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng, trong khoảng 20 ngày thì sản dịch ra hết Nếu quá thời gian này mà ác lộ vẫn cứ tiết ra lai rai không dứt gọi là chứng Sản Hậu Ác Lộ Bất Tuyệt, Ác Lộ Bất Chỉ, Ác Lộ Bất Ngưng.



Nếu chứng này kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng huyết bị hư (thiếu máu) sinh ra nhiều biến chứng khác.



Nguyên nhân gây chứng này thường do sót nhau, hoặc cơ năng của tử cung quá yếu không hoàn thành được sứ mệnh đào thải lớp niêm mặc tử cung, hoặc tử cung có viêm nhiễm.



2. Nguyên nhân gây ra tình trạng sót nhau thai



Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sót nhau thai. Chị em nên biết một số nguyên nhân để biết thêm điều này:


- Sản phụ có nhau thai bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra thì nhau bị đứt hoặc không lấy được hết chúng nên nhau thai còn sót lại.


- Nhau thai có thể dính vào vết sẹo do lần mổ đẻ trước để lại, hoặc vết rạch nào đó ở tử cung. - Nhau thai cũng có thể dính vào chỗ đã nạo phá thai, chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng sau khi thủ thuật.


- Nhân viên y tế có thể lấy nhau không kỹ và không hết gây ra tình trạng sót nhau thai. Nguyên nhân này thường xảy ra ở những cơ sở y tế không đảm bảo uy tín, nhân viên không có trình độ có thể gây ra tình trạng sót nhau thai phụ nữ sau sinh.





3. Dấu hiệu sản phụ bị sót nhau thai



Nhau thai là một trong những phần gắn liền với tử cung. Đây như một vệ sĩ của bào thai, cung cấp các chất dinh dưỡng, oxy giúp thai nhi phát triển bình thường. Ngoài ra nhau thai còn giúp sản sinh ra hormone để thai nhi phát triển khỏe mạnh mỗi ngày trong bụng mẹ.



Trong quá trình chuyển dạ, tử cung sẽ xuất hiện những cơn co thắt để đẩy em bé ra ngoài. Lúc này nhau thai cũng được đẩy ra ngoài theo. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhau thai không được đẩy hết ra ngoài được gọi là hiện tượng sót nhau thai sau sinh.



Dấu hiệu giúp chị em nhận biết dễ dàng đó là sau sinh nếu sản phụ ra nhiều máu thường dễ bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Tuy nhiên nếu máu ra nhiều có màu đen, mùi hôi khó chịu, kèm theo là những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng dưới, sản phụ có thể bị sốt nhẹ là dấu hiệu của sót nhau sau sinh. Khi có những triệu chứng này, sản phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp sớm.



Sót nhau thai thường gặp ở những phụ nữ đã từng nạo phá thai trên một lần, người bị viêm nhiễm trong thai kỳ, bị nhau thai cài răng lược hoặc do sinh mổ trước đó để lại sẹo. Và một phần là do bác sĩ thiếu cẩn trọng trong quá trình đỡ đẻ nên khiến mẹ bị sót nhau thai.



4. Ảnh hưởng của sót rau sau sinh



Với những sản phụ bị sót nhau sau sinh thường phải đối mặt với nhiều nguy hiểm nhất là vấn đề sức khoẻ sinh sản như : viêm nhiễm niêm mạc tử cung, bị tắc ống dẫn trứng, bị viêm cơ tử cung, nhiễm trùng và bị xuất huyết nặng...Nếu nặng hơn có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.



Do tính chất nguy hiểm của tình trạng này mà sản phụ ngay khi phát hiện những dấu hiệu khác lạ, sản phụ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Rất có thể bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cầm máu, nạo hút nốt nhau thai ra ngoài và kê thuốc kháng sinh để làm co tử cung và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu phải dùng kháng sinh, sản phụ nên cẩn thận khi muốn cho con bú vì có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của con.





5. Cách xử lý khi bị sót nhau sau sinh



Nếu chị em phát hiện ra sót nhau sau sinh, bác sĩ sẽ nạo hút thai nhi ra ngoài và sử dụng kháng sinh để chữa các viêm nhiễm. Để xử lý sót nhau sau sinh, bạn có thể sử dụng lá rau ngót sạch xay lấy nước uống. Vì rau ngót giúp tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài.



Sau sinh các mẹ nên chú ý những dấu hiệu bất thường để nhận biết sớm những dấu hiệu của tình trạng bị sót nhau thai, từ đó có cách khắc phục hậu quả, tránh gây nên những vấn đề đáng tiếc. Hi vọng với kinh nghiệm này có thể tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ biến chứng từ sót nhau sau sinh. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.


Nguồn:
http://www.lamsao.com/dau-hieu-san-phu-bi-sot-nhau-thai-p214a39706.html