Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu là thắc mắc của các mẹ bỉm đang cho con bú, để biết cách bảo quan sữa an toàn. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn không biết thời gian ủ nóng của sữa mẹ thì đừng bỏ qua những chia sẻ này nhé.

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia về dinh dưỡng luôn khuyến khích mẹ bỉm ưu tiên cho con bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời, nhất là với các bé từ sơ sinh đến dưới 1 tuổi.

Sữa mẹ có thành phần chứa nhiều năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển. Có thể kể đến những chất như Carbohydrate, chất béo, đạm Protein, Vitamin và muối khoáng.

>> Có thể mẹ chưa biết: Giải đáp thắc mắc: sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu thì đảm bảo dinh dưỡng?

Vì sao mẹ nên ủ nóng sữa sau khi vắt?

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu

(Nguồn ảnh: ShutterStock)

Ủ nóng sữa mẹ là một trong những phương pháp giúp làm chậm quá trình sữa mẹ bị biến chất, hư hỏng. Ví dụ khi mẹ không thể cho con ti trực tiếp như mẹ phải quay trở lại công việc, mẹ không có nhà hoặc bé đột ngột từ chối ngậm ti mẹ. Sữa mẹ vắt ra ủ nóng sẽ cần thiết trong 2 trường hợp này:

  • Mẹ không có tủ lạnh để trữ sữa cho bé
  • Nhà có tủ lạnh nhưng bị cúp điện, không thể cho sữa vào tủ lạnh được

Tuy nhiên việc ủ nóng sữa mẹ cũng có nhược điểm là thời gian bảo quản không dài như khi cho sữa vào tủ lạnh. Vậy nên mẹ cần biết sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu. Ngoài ra, nếu không cẩn thận để nhiệt độ ủ quá nóng cũng làm mất đi một số chất không bền với nhiệt.

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu?

Với thắc mắc sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì câu trả lời còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng là mẹ cần biết được nhiệt độ môi trường xung quanh bình ủ để xác định chính xác thời gian.

Thông thường, sữa mẹ vắt ra sẽ ủ được tối đa tkhoảng 6 - 8 tiếng nếu được bảo quản ở phòng mát. Nếu nhiệt độ đang ở mức từ 19-26 độ C thì thời gian ủ nóng có thể đến 4 giờ. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì thời gian lưu trữ sữa mẹ sẽ càng kéo dài. Ví dụ ở mức nhiệt độ 4 độ C thì sữa mẹ có thể bảo quản đến 4 ngày.

Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Mẹ đã biết sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu. Ngoài thông tin này, mẹ cần học cách nhận biết khi nào sữa mẹ đã bị hỏng và nên bỏ đi để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Sữa mẹ bị hỏng sẽ có mùi chua, có tình trạng lên men sữa và bị vón cục. Sữa mẹ vẫn còn dùng được sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại vì bị phân tách nhiều lớp khi để lâu.

Gợi ý 3 cách ủ sữa mẹ an toàn và hiệu quả

1. Dùng túi hoặc bình ủ sữa

Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu

(Nguồn ảnh: ShutterStock)

Túi hoặc bình ủ sữa được thiết kế nhỏ gọn dễ mang theo cùng gia đình khi đưa con ra ngoài hoặc đi du lịch. Mẹ chỉ cần hút vắt sữa và cho vào bình đã được tiệt trùng, sau đó cho vào túi hoặc bình ủ sữa là xong.

Sản phẩm này được bày bán đa dạng nhiều loại, nhiều mức giá tại các cửa hàng, siêu thị và trên các sàn thương mại điện tử. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua cho con.

2. Dùng máy hâm sữa mẹ

Một cách khác để ủ ấm sữa mẹ sau khi vắt là dùng máy hâm sữa. Sản phẩm này có nhiều chức năng như hâm nóng sữa mẹ được lấy ra từ tủ lạnh hoặc giữ cho sữa luôn ấm ở nhiệt độ nhất định,...

3. Ủ sữa mẹ bằng nước nóng

Cách dùng nước nóng để ủ sữa mẹ rất quen thuộc và dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần dùng một chiếc bát nhỏ, đổ vào đó nước ấm khoảng 40 độ C và đặt bình sữa vào. Cách đơn giản này sẽ phù hợp với mẹ không có sắm các thiết bị ủ sữa chuyên dụng như trên.

Tuy nhiên một nhược điểm của cách này là nước nóng sẽ nhanh chóng mất nhiệt và mẹ phải thay nước liên tục để giữ nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh đó cách thức này chỉ giữ ấm được sữa mẹ trong khoảng 30 phút.

Mẹ đã biết sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu và làm sao để bảo quản sữa mẹ an toàn. Hãy nhớ giữ cho sữa mẹ luôn có chất lượng tốt nhất để cung cấp nguồn dưỡng chất bổ dưỡng và an toàn cho bé cưng mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: Vinmec

Xem thêm bài viết liên quan:

Top 7 máy hâm sữa an toàn, tiết kiệm thời gian được các mẹ tin dùng

Khám phá 7 bình ủ sữa chỉ từ 47k giúp giữ nhiệt lâu, tiện lợi khi sử dụng

Sữa để trong bình ủ được bao lâu là an toàn?

Cách sử dụng bình ủ sữa cho bé giúp giữ nhiệt hiệu quả