Nhiều mẹ thắc mắc rằng, không biết sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu thì vẫn còn giữ được chất dinh dưỡng và không làm hỏng sữa, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra lời giải đáp.

Máy hâm sữa được xem là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, đặc biệt là với những mẹ thường xuyên bận bịu công việc. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết cách bảo quản sữa cũng như không biết sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu. Nhiệt độ hâm sữa phải điều chỉnh như thế nào? Để giải đáp những vấn đề trên các mẹ hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé.

Công dụng của máy hâm sữa 

sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu


Ảnh: bapkid

Đối với các mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, máy hâm sữa là đồ dùng không thể thiếu giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn. Và với câu hỏi sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu, trước tiên bạn nên tìm hiểu rõ công dụng của sản phẩm này. Máy hâm có công dụng làm nóng sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh nhờ vào hơi nóng hoặc lượng nhiệt được truyền qua thép không gỉ giúp làm ấm sữa mà vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng không bị mất đi. Những công dụng tuyệt vời của máy hâm sữa mẹ cần biết:

Đảm bảo chất lượng sữa mẹ sau khi hâm 

Các loại máy hâm sữa ngày nay thương chứa nhiều chức năng tiện ích như cài sẵn nhiệt độ, thời gian hâm sữa phù hợp. Việc này sẽ giúp mẹ tiện lợi hơn trong việc chăm sóc con cái. Mẹ chỉ cần cho bình sữa vào máy hâm vài phút là đã chuẩn bị xong bữa ăn thơm ngon cho trẻ. Đồng thời dùng máy hâm sữa cũng sẽ giúp tiệt trùng mà vẫn giữ nguyên được các nguồn dinh dưỡng cần thiết nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. 

Công dụng tiệt trùng hiệu quả

Bên cạnh tác dụng hâm sữa, thì một số sản phẩm còn có thiết kế tích hợp các chức năng như tiệt trùng, vắt cam, chanh. Mỗi dòng máy khác nhau sẽ có thiết kế khác nhau và sử dụng được 1 - 2 bình sữa cùng lúc. 

Có thể bạn quan tâm: Nếu trẻ bị dị ứng sữa mẹ thì mẹ phải tránh ăn những món gì?

Sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu?

Để trả lời cho thắc mắc sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu, mẹ cần phải biết, vi khuẩn có thể sản sinh ở cả điều kiện nhiệt độ nóng và lạnh, đặc biệt ở điều kiện thời nóng, ấm và giàu protein là lúc chúng sinh trưởng mạnh nhất. Vì thế sữa mẹ có thể bị hỏng nếu mẹ cứ để trong máy hâm một thời gian dài. Vậy nên với việc sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu thì các nhà sản xuất cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ là cao. 

sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu


Ảnh: bapkid

Ngoài ra, với sữa sau khi hâm nóng, mẹ tuyệt đối không được cho lại vào tủ lạnh hay trữ đông bởi cách này sẽ làm sữa mất đi chất dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe của con vì thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đối với sữa thừa, mẹ hãy mang bỏ chúng để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. 

Lưu ý khi dùng máy hâm sữa cho bé 

Ngoài việc giải thích thắc mắc sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu, dưới đây chính là một số lưu ý bạn nên biết khi hâm sữa cho con: 

  • Mẹ nên làm ấm lượng sữa vừa đủ cho 1 chữ ăn của con để tránh lãng phí sữa
  • Không nên trữ sẵn sữa trong máy, chỉ nên làm ấm sữa tối đa 20 - 30 phút, cho đến khi con ăn mẹ mới nên làm ấm.
  • Nên vệ sinh bình sữa sạch sẽ trước khi cho con ti
  • Bình đựng sữa mẹ phải đậy kín, tránh không làm sữa bị làm bẩn do tác nhân bên ngoài. 
  • Để kiểm tra nhiệt độ sữa, mẹ có thể nhỏ vài giọt lên cổ tay hoặc dùng nhiệt kế và tuyệt đối không dùng lưỡi để nếm.
  • Không đun sữa mẹ bằng lò vi sóng vì sẽ không kiểm soát được nhiệt độ và có thể làm biến chất sữa.
  • Trước khi hâm sữa, mẹ nên xoay bình sữa để hòa đều lớp béo bị tách ra khi đông. 

Bài viết trên đã có thể giải đáp thắc mắc của mẹ về việc sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu. Bởi vì sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, vì thế mẹ nên lựa chọn đúng sản phẩm máy hâm phù hợp và nuôi dưỡng con một cách tốt nhất nhé. 

Nguồn tham khảo: kidsplaza

Xem thêm bài viết liên quan: 

Top 7 máy hâm sữa an toàn, tiết kiệm thời gian được các mẹ tin dùng

Cách sử dụng máy hâm sữa chính xác, tiện lợi cho mẹ

7 bình nước cho bé chống sặc, dễ sử dụng mẹ nên sắm

Sữa công thức để trong máy hâm được bao lâu sau khi pha?