- Phân 1: https://www.webtretho.com/f/phuong-phap-nuoi-day-con-cai/phan-1giup-tre-giai-quyet-cam-xuc

- Phần 2: https://www.webtretho.com/f/phuong-phap-nuoi-day-con-cai/phan-2-tang-cuong-su-hop-tac-tu-tre

"Trẻ tập đi và trẻ vị thành niên không khác nhau là mấy…" (Cả hai đều là giai đoạn then chốt đánh dấu sự trưởng thành của trẻ. Nếu con bạn phải vấp ngã nhiều lần mới tự đi được trên đôi chân của mình khi còn bé thì khi đến tuổi vị thành niên cũng vậy.)

Quy tắc số 9: Cho trẻ tự lựa chọn

  • Cuộc sống có rất nhiều thứ để cho con bạn luyện kỹ năng tự đưa ra quyết định.

  • Sẽ cực kỳ khó khi chúng phải đưa ra những lựa chọn mang tính quyết định khi trưởng thành; như lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống, bạn bè, mà không có trong tay rất nhiều kinh nghiệm tự lựa chọn thông qua tự đánh giá

Con thích mặc quần xám hay quần đỏ?

Con muốn uống nửa cốc hay cả cốc nước quả?

Mình còn 5 phút nữa để chơi. Giờ con muốn chơi cầu trượt hay chơi xích đu?

Quy tắc số 10: Tôn trọng sự cố gắng của trẻ

Khi những cố gắng của trẻ được tôn trọng, chúng sẽ có can đảm tự mình vượt qua thử thách.

Không nên: Thôi, đưa cái lọ cho mẹ nào.

Nên: Lọ thường khó mở lắm. Có khi phải lấy thìa gõ vào nắp mới mới được.

Không nên: Làm cái gì mà lâu thế không biết?

Nên: Buộc dây giày không dễ nhỉ? Ngón tay phải rất là khéo mới được.

Quy tắc số 11: Đừng hỏi quá nhiều

  • Khi bạn đặt nhiều câu hỏi quá, cũng có nghĩa là bạn đang xâm phạm quá nhiều vào đời tư của người khác.

  • Trẻ sẽ tự nói với bạn khi nào chúng muốn.

Không nên: Cô giáo có thích bài luận của con không? Con có qua bài thi toán không? Hôm nay sau giờ học có bạn nào qua chơi không? Không à? Sao lại không?

Nên: Chào con! Con đã về!

Quy tắc số 12: Đừng vội đưa ra câu trả lời

Khi một đứa trẻ đặt câu hỏi, bạn nên cho chúng cơ hội được tự tìm ra câu trả lời trước.

Bố ơi, tại sao lại có mưa ạ?

Không nên: Mưa được tạo ra từ sự bay hơi của nước và tích tụ của độ ẩm. Những gì con đang thấy thực chất là…

Nên: Câu hỏi hay đấy. Theo con thì sao nào?

Quy tắc số 13: Khuyến khích trẻ sử dụng các nguồn lực bên ngoài gia đình

  • Chúng ta nên cho trẻ biết là chúng không thể hoàn toàn dựa dẫm vào bố mẹ.

  • Thế giới bên ngoài ngôi nhà – cửa hàng thú cưng, nha sĩ, trường học, một anh chị lớn hơn – đều có thể được gọi đến để giải quyết các vấn đề của trẻ

Bố ơi, con cá thần tiên của con trông yếu quá. Con phải làm gì bây giờ?

Hay là mình hỏi cửa hàng bán cá cảnh xem họ bảo sao?

Bạn con đứa nào cũng được ăn kẹo cao su. Mẹ mua kẹo cao su cho con nhé.

Để mẹ hỏi bác sĩ nha khoa xem có nên ăn kẹo cao su không nhé.

Quy tắc số 14: Đừng dập tắt hi vọng của trẻ

  • Thay vì nói con chuẩn bị tinh thần là sẽ thất bại, hãy để con tự khám phá và trải nghiệm.

  • Khi bạn giúp con không bị thất bại, thất vọng, bạn cũng “giúp” con không còn hi vọng, cố gắng, mơ ước, và đôi khi cả thực hiện ước mơ.

Mẹ, con đang thử thi tuyển vào vai chính trong vở kịch ở trường. Mẹ nghĩ con có được chọn không?

Không nên: Nhìn con đi. Mẹ không muốn con thất vọng. Sao phải vào vai chính làm gì trong khi con chả có kinh nghiệm diễ xuất gì cả? Hay là thử vai phụ thôi?

Nên: Ái chà! Vai chính cơ đấy! Oách nhở! Chắc sẽ là một trải nghiệm thú vị đấy.

Tóm lại:

Để trẻ tự quyết định

Tôn trọng sự cố gắng của trẻ

Đừng hỏi quá nhiều

Đừng vội đưa ra câu trả lời

Khuyến khích trẻ sử dụng các nguồn lực bên ngoài gia đình

Đừng dập tắt hi vọng của trẻ

Tham gia nhóm Cùng con phát triển để cùng nhau thảo luận về các phương pháp nuôi dạy con trẻ và nhận lời chia sẻ từ các chuyên gia nhé!

hình ảnh