PHẦN 1: GIÚP TRẺ GIẢI QUYẾT CẢM XÚC

Trẻ em cần người lớn chấp nhận và tôn trọng cảm xúc

Quy tắc số 1: Không nghe nửa vời

• Thật là bực mình khi mình nói mà bố mẹ cứ mải làm việc khác

• Khi có khó khăn, người đầu tiên trẻ muốn chia sẻ vẫn là bố mẹ (nếu bố mẹ là người biết lắng nghe, và nếu như vấn đề không phải chính là bố mẹ)

• Đôi khi bố mẹ không cần phải làm gì cả. Tất cả những gì trẻ cần là một sự im lặng cảm thông

Quy tắc số 2: Không chất vấn, không giáo huấn

• Trẻ sẽ không thể suy nghĩ một cách rành mạch và chia sẻ mang tính xây dựng được khi bị chất vấn, bị đổ lỗi hoặc bị giáo huấn.

• Sẽ hiệu quả hơn chỉ bằng vài từ đơn giả “Ơ…Ừ...” hoặc “Đúng rồi.”

• Các bạn hãy nói những từ này với một thái độ ân cần, gợi mở cho trẻ bộc lộ hết suy nghĩ và cảm xúc, và rất có thể trẻ sẽ tự tìm được ra hướng giải quyết.

Quy tắc số 3: Không phủ nhận cảm xúc

• Cha mẹ thường không có thói quen này vì họ sợ nếu gọi tên cảm xúc ra, họ sẽ làm cho tình hình tệ hơn.

• Thực tế hoàn toàn ngược lại.

• Đứa trẻ lại cảm thấy thoải mái hơn khi cảm xúc của chúng được gọi tên.

• Vì có người thừa nhận những cảm xúc bên trong của chúng.

Quy tắc số 4: Không giải thích theo logic của người lớn

• Khi trẻ đòi một thứ mà chúng không thể có được, cha mẹ thường giải thích lý do tại sao mà cha mẹ không thể cho chúng được.

• Thường thì chúng ta càng giải thích, trẻ lại càng phản ứng

• Đôi khi chỉ cần có người hiểu được là chúng thèm món đồ đó thế nào là chúng có thể cảm thấy chấp nhận được sự thiếu thốn đó. Đừng đưa quá nhiều thông tin tiêu cực (nhà không có điều kiện, con không biết giữ đồ chơi, học thì dốt mà thích đòi hỏi - quay lại Quy tắc số 2 - không giáo huấn), hãy chia sẻ sự mong muốn của trẻ và hi vọng con sẽ sớm đạt được ước nguyện đó khi có thể, đưa ra giải pháp th thế hợp lý.

Khi tất cả các cảm xúc được ghi nhận, một số hành động tiêu cực sẽ bị hạn chế.

Những gì các bạn có thể làm ngay lúc này: Ít nhất một lần nói chuyện và thừa nhận cảm xúc của con. Nhớ ghi lại những thứ bạn đã nói. Hoặc ghi chép lại một lần bạn thực hiện quy tắc trên, dù thành công hay thất bại cũng ghi chép lại nhé.

Hẹn gặp lại các phụ huynh với Phần 2: TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC VỚI TRẺ