Khi con nói dối, có 3 điều mẹ nên làm ngay để chấn chỉnh con kịp thời và hiệu quả.

Nói dối là một trong những tính xấu mà không cha mẹ nào mong muốn con mình sẽ mắc phải. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, con nói dối chưa chắc vì con hư mà vẫn còn có rất nhiều nguyên nhân khiến con che giấu đi sự thật. Khi trẻ nói dối, mẹ nên bình tĩnh xử lý thật khôn ngoan thay vì ngay lập tức la mắng hay chỉ trích con. 

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ nói dối

Con hay quên

Vì sao trẻ nói dối? Có rất nhiều nguyên nhân. Dưới 3 tuổi, trẻ nhỏ chưa thể phân định được đúng sai, cũng chẳng nhớ rõ các việc mình làm. Chính vì thế, trẻ có thể quên mất những điều mình vừa gây ra. Đó là lý do trẻ nhỏ rất mau giận nhưng sau đó sẽ quay trở lại như bình thường rất nhanh.

trẻ nhỏ nói dối 1

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nói dối

Khi mẹ mắng con vì con vừa phạm lỗi gì đó, trẻ có thể sẽ quên mất và nói ngay rằng mình không làm. Trong những trường hợp này, con nói dối có thể vì bé vẫn còn quá nhỏ và chưa ý thức được những chuyện đã xảy ra.

Trí tưởng tượng của con quá mạnh mẽ

Trẻ khoảng 3 tuổi có trí tưởng tượng rất mạnh mẽ. Đôi khi con không phân biệt được đâu là thực tế, đâu là đời thực. Chính vì điều này, trẻ sẽ vô tình nói ra những thứ không phải là sự thật.

Nếu trẻ nói dối là do trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ, mẹ có thể yên tâm và không cần quá lo lắng. Khi lớn dần lên, con sẽ bắt đầu có sự phân định rõ ràng giữa ảo và thật. Đương nhiên kiểu nói dối như thế này cũng sẽ dần biết mất khi trẻ dần lớn khôn.

Môi trường sống

Nếu trẻ sống trong môi trường có người thân cũng thường xuyên nói dối, hay thất hứa, hay bóp méo sự thật thì vô tình trẻ cũng sẽ bị nhiễm theo thói xấu này. Đơn giản là vì con còn quá nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi lối sống từ người lớn. Sống lâu trong một môi trường đầy rẫy những lời nói dối, con có thể bị tác động và dần dần có xu hướng sử dụng những lời nói dối để mang về lợi ích cho bản thân.

Con cảm thấy có lỗi hoặc muốn được chú ý

Từ 3 - 5 tuổi, đa phần trẻ đã có nhận thức cao, phân biệt được đời thực, trí tưởng tượng, biết đó là lời nói dối hay sự thật. Ở độ tuổi này, con có thể nói dối vì cảm thấy có lỗi, không muốn cha mẹ, người thân thất vọng và buồn lòng.

trẻ nhỏ nói dối 2

Con có thể nói dối vì cảm thấy có lỗi

Một số trẻ còn nói dối vì mục đích muốn được chú ý hơn. Ví dụ điển hình là trường hợp những em bé không được bố mẹ thường xuyên gần gũi, đồng hành. Khi bố mẹ có ở nhà thường sẽ nói dối rằng mình bị đau bệnh để được bố mẹ chú ý, quan tâm chăm sóc.

Con nói dối có mục đích

Ở những độ tuổi lớn hơn, con có thể nói dối có mục đích nhằm che đậy lỗi phạm của mình. Đây là tình huống bố mẹ cần hết sức quan tâm và cố gắng uốn nắn, giải thích cho con hiểu là mình đang làm sai.

>>> Có thể bạn quan tâm:  Trẻ nói dối là bước đệm trưởng thành cần thiết, quan trọng phải biết "kê đơn" trị

Khi con nói dối, mẹ nên làm gì?

Tìm lý do khiến con nói dối và trò chuyện với con

Như đã nhắc đến ở trên, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói dối. Trẻ nói dối chưa chắc là vì trẻ hư, mà sẽ có nhiều yếu tố tác động khiến một đứa trẻ nói ra lời không chân thật. Do đó, khi phát hiện con nói dối, điều đầu tiên mẹ cần làm đó là giữ bình tĩnh và cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

trẻ nhỏ nói dối 3

Hãy trò chuyện nhẹ nhàng, thẳng thắn với trẻ

Khi biết được nguyên nhân, hãy nói chuyện thẳng thắn với con. Đối với trẻ nhỏ, mẹ cần sử dụng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu để con nhanh tiếp thu vấn đề. Cần chỉ cho con biết rằng nói dối là điều không nên làm và những hậu quả có thể xảy ra nếu con vẫn tiếp tục nói dối.

Không chỉ trích trẻ

Sai lầm của rất nhiều bố mẹ khi phát hiện con nói dối đó chính là giận dữ, quát mắng, chỉ trích con là đứa trẻ hư, là người gian dối, không chân thật. Sự thật là những câu nói này sẽ gây tổn thương đến lòng tự trọng của con, trong tương lai trẻ sẽ lại có xu hướng nói dối, thậm chí là nói dối ở mức độ cao hơn để phản kháng lại bố mẹ và che giấu cho mình kỹ càng hơn.

trẻ nhỏ nói dối 4

Đừng bao giờ sử dụng những ngôn từ chỉ trích con

Chính vì thế, bố mẹ nên cẩn thận trong lời nói và cách hành xử của mình khi muốn uốn nắn con khỏi tật nói dối. Đừng dùng những từ ngữ chỉ trích, dễ gây tổn thương và tạo lòng thù hận trong tâm hồn con trẻ.

Làm tấm gương cho trẻ

Sống trong một môi trường đầy rẫy những lời gian dối, trẻ sẽ khó có thể trở thành một người thật thà. Đó là sự thật mà bố mẹ cần phải hiểu rõ. Sẽ rất vô lý nếu bố mẹ luôn nói dối, không thành thật với mọi người xung quanh nhưng lại bắt con mình phải nói thật. Đây là điều chắc chắn sẽ không thể xảy ra nên nếu bố mẹ muốn con mình không nói dối. Vì vậy, hãy tự mình trở thành tấm gương tốt nhất cho con cái nhé.

Trẻ nói dối là điều không bố mẹ nào mong muốn, nhưng đây là vấn đề hết sức bình thường, rất hay gặp phải ở trẻ nhỏ. Thế nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là bố mẹ cần biết xử lý đúng cách khi con nói dối để trẻ có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.

>>> Xem thêm bài viết tham khảo: https://raisingchildren.net.au/preschoolers/behaviour/common-concerns/lies

>>> Xem thêm bài viết liên quan:

Cha mẹ cần biết: Khi trẻ nói dối và cách ứng xử

16 biện pháp xử lý trẻ nói dối hiệu quả

Dạy con kiểu Nhật làm gì khi trẻ nói dối?