Tính đến 30/3, số người qua đời ở Ý vì virus Covid-19 đã vượt hơn 10.000 và gây nhiều đau đớn, mất mát cho người dân nơi đây. 

Trong cảnh sinh tử cách nhau lằn ranh mỏng manh, nghe những chia sẻ của một nhân viên hỏa táng tại đất nước này mới nghẹn ngào và thấy con người hoàn toàn yếu ớt, phải bỏ mạng vì một loài virus. Nhiều gia đình đã bị Covid-19 cướp mất cơ hội gặp người thân lần cuối. 

hình ảnh

Điếc' không sợ Covid-19, trăm người rủ lên rừng xuống biển ăn nhậu: Chống chế chỉ tụ nhóm nhỏ

"Đại dịch này giết con người hai lần", Andrea Cerato, nhân viên dịch vụ tang lễ ở Ý nghẹn ngào cho biết. Công việc của anh trong thời gian này lại trở nên bận bịu và đầy đau đớn khi tự tay an táng cho những bệnh nhân xấu số. "Đầu tiên, virus tách bạn khỏi người thân. Sau đó, kể cả khi bạn qua đời, cũng không ai khác được lại gần. Các gia đình đau khổ và khó chấp nhận điều này".

Trong cảnh dịch bệnh hoành hành, số người qua đời tăng cao từng ngày nên chính phủ Ý yêu cầu người dân dừng tổ chức tang lễ. Vì điều này nên nhiều bệnh nhân qua đời trong cô độc tại bệnh viện, sau đó được nhân viên nhanh chóng hỏa táng để đề phòng lây nhiễm. 

"Rất nhiều gia đình hỏi chúng tôi liệu họ có được nhìn người thân lần cuối không. Nhưng điều này hoàn toàn bị cấm", nhân viên dịch vụ tang lễ chia sẻ. Mỗi ngày, ông chôn cất ít nhất một bệnh nhân qua đời vì Covid-19 và mọi thứ diễn ra trong im lặng.

hình ảnh


(Ảnh: hanoimoi)

Đáng nói, phần lớn người qua đời là người già nên trong cảnh tiễn biệt mới càng hiu hắt làm sao. Họ đâu thể lường được cái kết của mình lại không được gặp mặt con cháu, người thân. Thậm chí đến cả việc thay trang phục, trang điểm để người qua đời được ra đi thanh thản, có chút tươi tắn cũng không được vì virus dễ lây lan. 

"Chúng tôi gửi gia đình họ ảnh chụp quan tài sẽ dùng cho người mất, sau đó đem thi thể từ bệnh viện đi chôn hoặc hỏa thiêu. Các gia đình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin chúng tôi", lời chia sẻ của nhân viên hỏa táng khiến nhiều người quặn thắt. Lúc ngặt nghèo thế này, mọi thủ tục đều bị lược bỏ và việc ngắm nhìn, vuốt má hay nắm tay tiễn biệt người qua đời cũng không thể thực hiện. 

Chua chát hơn, nhiều gia đình cố gửi vào những vật dụng lúc còn sống của người vừa mất để an táng theo nhưng cũng đành bị bỏ lại vì để đảm bảo an toàn. Còn khi bệnh nhân mất tại nhà, nhân viên tang lễ sẽ đến nơi đưa thi thể đi và điều này cũng là nỗi đau ngút ngàn với người thân, cảnh tượng đầy ám ảnh. 

hình ảnh


Những tang lễ "bất thường" ở Ý giữa lúc dịch bệnh. (Ảnh: VNE)

Nghe vài lời chia sẻ về tình cảnh nước Ý giữa lúc dịch bệnh mới thấm thía con người hóa ra là giống loài vô cùng yếu ớt. Chúng ta tưởng chừng mình là bá chủ của thế giới, có thể phóng tên lửa lên tận sao Hỏa, có thể chế tạo đủ thứ tối tân và hoành tráng nhưng rốt cuộc lại đang khốn đốn vì một giống virus mới. 

Lúc này, từ kẻ giàu có, quyền lực, danh tiếng cho đến người nghèo, vô danh cũng đều như nhau. Chúng ta bình đẳng trước virus và đều có nguy cơ nhiễm bệnh nếu không có biện pháp bảo vệ. Điều này như một lời nhắc nhở đầy đanh thép, rằng đối diện sinh tử thì ai cũng như ai, không hề có sự phân biệt ở đây. 

hình ảnh


(Ảnh: Thanh niên)

Trận dịch quá đau đớn, gây nhiều cảnh tang tóc lần này cũng là một lời cảnh tỉnh đến con người. Phải chăng chúng ta đang sống quá gấp, đang nghiễm nhiên tàn phá môi trường từng ngày và hống hách xơi tái bất kỳ thứ gì có thể ngọ nguậy? Hiệu ứng cánh bướm nhằm lý giải bất kì một hành động nhỏ nào cũng có thể tác động mạnh mẽ đến cả bán cầu bên kia của Trái đất. Một việc làm gây hại, xấu xa tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng tích lũy lâu ngày sẽ thành cơn thịnh nộ của tự nhiên.

Bệnh tật, thậm chí là cái chết nhắc chúng ta về sự hữu hạn của con người, không thứ gì có thể tồn tại mãi mãi nên hãy sống cho ra sống, là người có ích và thay đổi tư duy với môi trường, với thiên nhiên quanh mình. Những trận cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, rồi giờ là đại dịch như là phản ứng từ Trái Đất gửi đến tất cả những gì mà con người làm trong quá khứ. Mong rằng, mọi người sẽ bình tĩnh để đi qua trận dịch lần này thật bình yên để từ đó sống có trách nhiệm hơn với chính mình, với Trái đất.

Nguồn tham khảo: VNE