Sức đề kháng là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc phòng chống Covid-19. Với những người cao tuổi thì việc tăng đề kháng trong giai đoạn này lại càng quan trọng hơn. Vậy họ phải ăn uống thế nào?


Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người cao tuổi luôn phải đảm bảo ăn 3 - 4 bữa mỗi ngày. Thức ăn phải nóng và nên chế biến bằng cách luộc, hấp, nấu chín mềm. Trong trường hợp không đủ bữa thì nên bổ sung 1 – 2 ly sữa dinh dưỡng mỗi ngày.


Bổ sung vitamin A vô cùng quan trọng. Bởi chất này có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Bên cạnh đó, vitamin A còn giúp cơ thể người già tăng sức đề kháng để chống lại Covid-19. Chúng ta có thể ăn những loại thực phẩm như gấc, rau ngót, rau dền, gan gà, gan lợn, gan bò,…để tăng vitamin A cho cơ thể.


Đối với vitamin E có trong đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm thì có khả năng tăng tính miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Nhờ vậy mà người già có thể tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa cũng như tham gia vào chuyển hóa tế bào.


Trong các loại vitamin cần thiết cho cơ thể thì không thể bỏ qua vitamin C cũng là yếu tố cần thiết để phòng chống dịch. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Các chuyên gia cũng cho biết hơn 90% lượng vitamin C có trong khẩu phần ăn được cung cấp từ các loại trái cây và rau củ như rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, bưởi, đủ đủ, quýt, cam, chanh,…Vitamin D là loại vitamin có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Để tăng cường sức khỏe, mỗi ngày người cao tuổi cần tắm nắng từ 15 - 30 phút và sử dụng các thực phẩm như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản,…để bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể.

Vitamin A và vai trò quan trọng đối với thị lực - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn


Ngoài ra thì vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan hỗ trợ sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Bên cạnh đó thì các chất khoáng và vi khoáng như sắt và kẽm cũng cực kì quan trọng. Sắt có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, rau dền đỏ, đậu tương, tiết bò, bầu dục lợn, lòng đỏ trứng vịt, cua đồng,..; còn kẽm có thể tìm thấy trong thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu,…