Từ nhỏ, em đã rất thích hoa. Chính vì thế, em đã được mẹ dành riêng cho 1 khoảnh sân trước nhà để trồng những loại hoa yêu thích. Nhưng từ khi lên thành phố học, làm việc và lấy chồng, em không còn nhiều điều kiện để thỏa thích niềm đam mê này.



Khuôn viên sân nhà em lại rất nhỏ, chỉ tầm 2m nên em không trồng được nhiều loại hoa yêu thích mà chỉ đặt vài chậu cây cảnh, vừa tạo cảm giác mát mẻ lại mang ý nghĩa phong thủy.



Ôm vừa rồi chỗ bán cây cảnh gần nhà có bán 1 loại cây lạ thấy cũng hay em mua về nhà chưng chơi. Được sự tư vấn của chủ vựa nếu chưng cây này trong nhà sẽ giúp lọc không khí và mang tài lộc đến. Nghe cũng ham, nên khi mua về em chưng ngay phòng khách luôn, tối hôm đó, con trai của em vốn rất nghịch hái lá này cho vô miệng cắn. Ít phút sau đó thấy con ú ớ em chạy ra thấy miệng con đã sưng vù, phòng rộp, cứng lưỡi không nói được, 2 bàn tay phồng rộp chảy mủ vàng. Vội vàng đưa con đi bệnh viện cấp cứu mới biết con bị ngộ độc nhựa cây ráy vì độc chất calcium oxalate phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Con phải điều trị cả tuần mới trở lại bình thường được.


Cây ráy có chứa rất nhiều độc tố không nên trồng khi nhà có trẻ nhỏ


Em hối hận quá nếu biết nhựa cây ráy độc như vậy thì đã không để trong nhà để con nhỏ nghịch như vậy.



Cách đây một năm báo có đăng về trường hợp của ba bé Đ.N.C.A. (10 tuổi), N.T.C.L. (7 tuổi), N.B.K. (38 tháng tuổi), nhà ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, vào bệnh viện khám vì đau rát cổ họng, nôn ói.


Bé A. và bé L. ói ra máu, còn bé K. sưng phù môi rất to. Người nhà của các bé kể các bé vừa ăn cây kim phát tài xong thì xuất hiện những triệu chứng trên, bà cũng đem theo một nhánh cây này cho bác sĩ xem.



Bác sĩ khẩn trương khám và chỉ định truyền dịch, thuốc băng dạ dày, đồng thời cho biết các bé bị ngộ độc chất độc của cây kim phát tài, may là mức độ nguy hiểm không cao.



Cây kim phát tài còn gọi là cây kim tiền. Cây này được du nhập vào Việt Nam làm cây cảnh trồng trong nhà. Về độc tố, trong cuống và lá của cây kim phát tài chứa nhiều tinh thể canxi oxalat có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng hoặc kết mạc mắt khi người ta ăn nhầm hoặc dính phải dịch của nó tiết ra.



Một lượng nhỏ canxi oxalat đủ gây ngứa, nóng rát trong miệng - họng, sưng và ngạt thở. Khi liều lượng lớn hơn, canxi oxalat gây ra trạng thái nôn nao khó chịu mạnh với hệ tiêu hóa, có thể làm khó thở và nếu nhiễm quá nhiều chất này dễ dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong...



Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.


Ông nói: “Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn. Để tránh ngộ độc, mọi người phải tìm hiểu cây cảnh trước khi trồng trong nhà. Không cho trẻ em bứt lá, trái của cây cảnh. Khi thấy trẻ bị ngộ độc do ăn phải các loại lá, trái này cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay”.


Dưới đây là những loại hoa kiểng có chứa nhiều chất độc, chúng ta phải tìm hiểu kỹ trước khi mua về trồng nhé:


Cây đỗ quyên:



Đỗ quyên là một loại hoa rất đẹp nhưng lại chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 - 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em nặng 25 kg.



Hoa và hạt loại cây thiên điểu



Loại hoa này lại mang chất gây ngộ độc đường ruột. Môn kiểng thì tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc canxi oxalat và asparagine, ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột. Hoa loa kèn Arum (Ý lan), cây trầu bà tay phật, cây vạn niên thanh… cũng đều có chất độc đường ruột canxi oxalat gây ngứa rát, phù, nôn mửa... Nhựa cây xương rồng bát tiên có chất gây bỏng rát da khi tiếp xúc. Trong củ và hạt cây của cây ngoắt nghẻo có chất kịch độc colchicine và một số alkaloid khác gây tê lưỡi, làm cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê.



Cây cẩm tú cầu



Cẩm tú cầu có hoa rất đẹp, được rất nhiều người yêu thích, nhưng nếu ăn phải bạn có thể bị ngứa da nôn mửa, đau bụng, yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.



Hoa rum



Cũng là một loại hoa chứa nhiều chất độc đường ruột calcium oxalate. Vì vậy nếu vô tình nuốt phải độc tố này, bạn sẽ gặp phải những rắc rối về sức khỏe như nôn mửa, bỏng miệng…



Kể từ khi con em bị ngộ độc cây ráy và đọc báo thấy nhiều trường hợp tương tự, em đành gác lại niềm đam mê hoa kiểng của mình. Lễ tết chỉ mua vài cây về chưng nhưng cũng phải tìm hiểu về tính năng của chúng.


webtretho