Răng sâu là một vấn đề nan giải ở trẻ em và cả người lớn. Sâu răng là sự tổn thương phần cứng do quá trình mất khoáng, gây ra bởi các vi khuẩn trong mảng bám răng.

hình ảnh

 Khi mới sâu răng nhẹ, người bệnh thường không có triệu chứng nào cả. Đến khi nặng hơn sẽ gây ra những triệu chứng như đau răng, răng ê buốt, nhạy cảm với các đồ nóng, lạnh, chua, ngọt,..., đau khi cắn, răng có vết nâu hoặc đen...

 Trong dân gian cũng có các mẹo chữa bệnh sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, nó chỉ áp dụng cho trường hợp sâu răng thể nhẹ hoặc làm giảm đau tức thì. Để chữa được tận gốc cần được đến các nha khoa uy tín để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

 Người bệnh có thể không nhận thức được rằng sâu răng đang hình thành nên việc kiểm tra răng miệng thường xuyên là vô cùng quan trọng kể cả khi thấy răng miệng mình ổn. Khi sâu răng trở nên nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Đau răng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Gây khó ăn, nhai làm sụt cân hay các vấn đề về dinh dưỡng.
  • Mất răng làm ảnh hưởng tới việc ăn uống cũng như thẩm mỹ.
  • Trong một số ít trường hợp, áp xe răng (túi mủ do nhiễm vi khuẩn) có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mọi người cần thực hiện các cách sau:

  • Chải răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng và bên dưới viền nướu.
  • Hãy thăm khám răng thường xuyên. Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp ngăn chặn các vấn đề về răng miệng và không để chúng phát triển thành các vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc đường. Khi bạn ăn những thực phẩm này, hãy cố gắng ăn chúng cùng với bữa ăn hằng ngày của bạn thay vì ăn vặt để giảm thiểu số lần răng của bạn phải tiếp xúc với axit.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa chất fluoride, ví dụ như kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Hãy chắc chắn rằng nước uống của con bạn có chứa chất fluoride. Nếu nước uống không có chứa chất fluoride, nha sĩ của bạn hoặc bác sĩ nhi khoa của con bạn có thể sẽ kê toa để bổ sung chất fluoride hàng ngày.