Không biết các phụ huynh thấy sao về tình trạng trẻ ở độ tuổi vị thành và đang trong độ tuổi trưởng thành ngày càng có xu hướng mắc phải các bệnh như trầm cảm hay tự kỷ, thậm chí có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra là các em tự tìm đến cái chết nữa đó. Khi tôi tìm kiếm thông tin hay đọc những trang báo mạng để biết thêm tin tức thì cũng nhiều lần vô tình đọc được những sự việc thương tâm từ các cháu ở độ tuổi mới lớn thế này.


Điển hình có thể kể đến như trường hợp của một cậu bé 17 tuổi người Trung Quốc đã nhảy cầu tự tử trong sự bất lực và hối hận của người mẹ vào giữa tháng 4 vừa qua. Nguyên nhân được biết cũng vì mẹ cậu bé kỳ vọng quá lớn của mẹ cậu bé khi bắt cậu thi vào trường chuyên nhưng cậu lại thi rớt và phải học trường nghề. Trong suốt mấy năm học cậu lại thường xuyên phải nghe mẹ mắng mỏ vì lý do này, đồng thời trong trường cậu còn bị bạn học bắt nạt. Do quá bất lực nên cậu bé đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho mình.


Còn mới đây nhất, là trường hợp của một em trai 15 tuổi hiện sống ở Hậu Giang, cũng vì buồn chuyện gia đình mà em đã nghĩ quẩn uống thuốc trừ sâu tự vẫn. Nhưng may mắn thay là gia đình em đã phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu nên tạm thời đã qua cơn nguy kịch, hiện cũng tạm ổn định tâm lý.


Nhưng thử hỏi sẽ có bao nhiêu em được may mắn như trường hợp em trai 15 tuổi ở Hậu Giang này đây hả mọi ngời. Bởi vậy mới thấy, lời nói của người lớn chúng ta nhiều khi vô tình nói ra mình không nghĩ ngợi gì nhiều chỉ buột miệng trong lúc nóng giận. Nhưng có bao giờ người lớn chúng ta tự hỏi tại sao con lại thế này, con lại thế kia, con muốn gì hay con đang gặp vấn đề gì chưa. Tôi đảm bảo rằng chắc không được bao nhiêu người đâu. Cũng chính vì điều này và với cái tuổi mới lớn nhạy cảm như các em nữa thì thôi rồi.


Điều mà tôi thường thấy nhiều trẻ hay mắc phải nhất chính là áp lực học tập, sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, bị bắt nạt, Trong khi đó, nhiều trẻ tự thấy mình không đủ khả năng nhưng lại không dám nói vì sợ cha mẹ thất vọng. Để rồi con không như mình mong muốn cha mẹ lại quay sang trách móc, mắng mỏ con, nói con kém cỏi, đáng buồn hơn nữa chính là việc so sánh con với những cháu khác. Cứ như thế sẽ khiến con thụ động và bất lực trong chính ngôi nhà của mình. Từ đó càng đẩy con lại gần với căn bệnh trầm cảm, tự kỷ và tự cách ly mình với mọi người. Dù bị bắt nạt cũng không dám nói. Đến cuối cùng khi không chịu đựng được nữa con sẽ tìm đến sự giải thoát.


Đó là hậu quả đáng buồn mà cái xã hội hiện đại ngày nay tạo nên và rất nhiều người trong số người lớn chúng ta tiếp tay vào điều đó. Có nhiều phụ huynh thắc mắc rằng "tại sao bọn trẻ không nói ra cho họ biết, hay tâm sự cùng 1 ai đó". Nhưng xin thưa với quý phụ huynh rằng chính những người đã sinh ra bọn trẻ là cha mẹ còn không chịu nghe con mình tâm sự, con mình giải bày chia sẻ thì thử hỏi làm sao trẻ dám tin một ai khác mà kể hay nhờ sự cầu cứu từ họ.


Do đó, nếu không muốn gia đình mình rơi vào những bế tắc vì vấn nạn đáng buồn này thì những người lớn như chúng ta đừng quá vô tình, đừng chỉ vì công việc thôi nha các anh chị. Hãy biết nghĩ cho gia đình, cho con và biết quan tâm một chút thôi, đôi khi cũng nên đứng ở vị trí của con mà suy xét nha. Và cũng đừng vì đang nóng giận mà mắng mỏ con trẻ nhé. Có như thế thì chuyện trầm cảm, tự kỷ ở con hay nông nổi mà nghĩ vẫn sẽ không có điều kiện hiện diện trong gia đình các anh chị đâu.